2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (GDPT)ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC

7.2. Giáo dục phổ thông (GDPT)

Đối với giáo dục tiểu học: Ban hành Thông tư hướng dẫn giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt; Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Thông tư quy

định đánh giá xếp loại kết quả học tập học sinh tiểu học. Chỉ đạo dạy học theo chuẩn của chương

trình. Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục. Thực

hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số chưa biết nói tiếng Việt (Văn bản hướng

dẫn số 7679/BGDĐT-GDTH ngày 22/8/2008). Chỉ đạo dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật theo hướng

điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện bàn giao kết quả

học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí

giáo dục. Tập trung bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí về công tác chỉ đạo và quản lí

việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lí và trong dạy học. Chuẩn bị triển khai thực hiện đề án dạy học tiếng Anh ở tiểu học.

Đối với giáo dục trung học: Củng cố kết quả đạt được trong việc thực hiện chương trình và

sách giáo khoa mới. Phát triển trường chuyên thành trường chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài,

chuyển một số trường sang học 2 buổi/ngày để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Chỉ đạo tích

cực đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng

trường chuẩn quốc gia. Thực hiện việc chuẩn hoá cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý theo

chuẩn do Bộ GDĐT ban hành. Chỉ đạo chặt chẽ để cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục

THCS vào năm 2010 theo Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội khoá X. Tổng kết 3 năm triển

khai đại trà chương trình và sách giáo khoa mới cấp THPT. Bồi dưỡng công tác quản lý và dạy học

theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.