BÀI 55, 56. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊNỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG...

4. Tình hình sản xuất lương thực - thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long a) Vai trò của sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng Là vựa lúa lớn nhất và là vùng sản xuất thực phẩm hàng đầu của cả nước. Việc giảiquyết vấn đề lương thực, thực phẩm có ý nghĩa lớn trong vùng, cho cả nước và xuất khẩu.Gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng năm xuất khẩu dao động 3,0 – 4,0triệu tấn (năm 2005 đạt 5,3 triệu tấn). Thuỷ sản xuất khẩu cũng đã vượt quá 3,0 tỉ USD/năm b) Khả năng và thực trạng sản xuất lương thực● Khả năng : Diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3,0 triệu ha (chiếm 3/4 diệntích đất tự nhiên của vùng và 1/3 diện tích đất nông nghiệp cả nước).Đất đai màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm, khí hậu, thời tiết, nguồn nước thíchhợp với việc trồng lúa.Trở ngại lớn nhất là sự nhiễm mặn của đất, thiếu nước ngọt trong mùa khô; tình trạngchậm phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng ảnh hưởng tới sản xuất lương thực, thựcphẩm của vùng● Thực trạng :Năm 2005, diện tích trồng cây lương thực gần 4,0 triệu ha (chiếm 46,0% diện tích gieotrồng cây lương thực cả nước). Trong cơ cấu, cây lúa chiếm ưu thế tuyệt đối cả về diện tíchtrồng cây lương thực (99,0%); Diện tích 3,70 – 3,90 triệu ha (chiếm gần 51,0% cả nước);Năng suất 50,4 tạ/ha (cao hơn mức bình quân cả nước – 48,9 tạ/ha, thấp hơn đồng bằng sôngHồng – 50,4 tạ/ha), sản lượng 19,2 triệu tấn (chiếm 54,0% cả nước). Bình quân lươngthực/người 1124,9 kg/người, gấp 2,4 lần mức bình quân cả nước.Có 2 vụ chính là hè thu và đông xuân, vụ mùa diện tích đang giảm.Có 9/13 tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang,Cần Thơ, Hậu Giang và Trà Vinh) đạt sản lượng trên 1,0 triệu tấn lúa/năm.Hạn chế, mặc dù là vựa lúa lớn nhất của cả nước, nhưng vùng vẫn chưa khai thác hếttiềm năng về sản xuất lương thực: Hệ số sử dụng đất còn thấp, phần lớn cũng chỉ gieo cấymột vụ, diện tích đất hoang còn lớn. Diện tích đất hoang còn nhiều và việc cải tạo đòi hỏi phảicó đầu tư lớn.Những định hướng: cần tập trung vào việc thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang,chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biếnc) Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm● Khả năng:Có vùng biển giàu có thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờbiển; Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá có thể lên tới 90 – 100 vạn tấn, khả năng khai thác42 vạn tấn/năm (từ tháng 5 – 9); Ở vùng biển phía Tây, trữ lượng là 43 vạn tấn, khả năng khaithác 19 vạn tấn/năm (từ tháng 11 – 4 năm sau).Vùng có tới 25 cửa sông, luồng lạch với 48,0 vạn ha vùng bãi triều (khoảng 30,0 vạn hacó khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ); trong đất liền có khoảng 1500 km sông ngòi, kênhrạch với trên 68,0 vạn ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọtVùng cũng có những thuận lợi nhất định về phát triển ngành chăn nuôi (nhất là lợn vàgia cầm (vịt)● Thực trạng:Sản lượng thủy sản (2005) : 1,8 triệu tấn, chiếm 54,0% cả nước; Sản lượng thủy sảnkhai thác 85,6 vạn tấn, chiếm 43,0% cả nước, nuôi trồng 98,3 vạn tấn, chiếm 68,0% cả nước;Sản lượng tôm nuôi 27,0 vạn tấn (chiếm 82,0% cả nước), cá nuôi 62,8 vạn tấn (chiếm 67,0%cả nước). Gần đây, việc nuôi cá, tôm của vùng rất phát triển; Cá, tôm đông lạnh đã trở thànhmặt hàng ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồngthuỷ sản lớn nhất vùng và cả nước năm 2005: Kiên Giang (trên 35,0 vạn tấn), Cà Mau (trên