BÀI 30, 3 CÁC NGÀNH SX VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆPA....

1. Ngành trồng trọt

Gồm 3 bộ phận và chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.

a) Sản xuất lương thực

- Đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước ta :

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho một dân số đông tăng nhanh.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp hàng xuất khẩu.

+ Bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên

tai.

+ Cơ sở để đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp.

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lương thực nhưng cũng phải

khắc phục nhiều trở ngại.

- Sản xuất lương thực của nước ta có những đặc điểm chủ yếu :

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng nhanh : Từ 6 triệu ha (1980) lên 8,37 triệu ha

(2005), trong đó diện tích lúa tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,33 triệu ha.

+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của các địa phương.

Vụ đông xuân và hè thu đang trở thành vụ chính.

+ Năng suất lúa đã tăng nhanh từ 21 tạ/ha (1980) lên 48,9 tạ/ha (2005) nhờ áp dụng

rộng rãi các biện pháp thâm canh đặc biệt là việc đưa các giống mới vào canh tác và trình độ

nông dân đã được nâng cao.

+ Sản lượng lương thực đã tăng từ 13,5 triệu tấn (1980) lên 39,55 triệu tấn (2005) trong

đó lúa tăng từ 11,6 triệu tấn lên 35,8 triệu tấn.

+ Từ chỗ sản xuất không đủ dùng đến nay nước ta đã trở thành quốc gia đứng thứ hai

thế giới về xuất khẩu gạo (mỗi năm vào khoảng 4,5 triệu tấn). Bình quân lương thực đầu

người đã đạt 475,8 kg/người/năm (2005).

+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm số 1 về lương thực với sản lượng trên