BÀI 26, 27. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

a) Cơ cấu ngành

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng : Giảm dần tỉ trọng khu

vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, ổn định tỉ trọng khu vực III. Đây là sự chuyển dịch tích

cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trong nội bộ của từng ngành, sự chuyển dịch cũng thể hiện khá rõ :

Đối với khu vực I :

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

+ Trong nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt.

+ Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

+ Trong chăn nuôi giảm tỉ trọng gia súc lấy sức kéo, tăng tỉ trọng gia súc lấy thịt và sữa.

Đối với khu vực II :

+ Giảm tỉ trọng ngành khai mỏ, tăng tỉ trọng ngành chế biến.

+ Giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, tăng tỉ trọng sản phẩm có

chất lượng cao.

+ Đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả đầu tư.

b) Cơ cấu thành phần

- Nền kinh tế đang chuyển từ 2 thành phần sang nhiều thành phần.

- Kinh tế quốc doanh tuy giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, vai trò ngày càng quan trọng.

c) Cơ cấu lãnh thổ

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, các khu công

nghiệp tập trung, khu chế xuất.

- Cả nước có 3 vùng kinh tế trọng điểm :

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh thành : Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc

Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh thành : Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vùng trọng điểm kinh tế phía nam gồm 8 tỉnh thành : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng

Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM