TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀ TRƯỜNG ĐẦU NGÀNH VỀ GIAO THÔNG VẬ...

24/2/1949,Trường đại học Công chính đổi tên thành Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật.

- Ngày 1/1/1952, Trường được đổi tên thành trương Cao đẳng Giao Thông

Công chính.

- Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội và tái xây xựng cơ sở mới tại Cầu

Giấy.

- Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp Giao thông

và Trung cấp Thủy Lợi – Kiến Trúc

- Tháng 8/1960, Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng

Trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Ngày 24/3/1962, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành

lập trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Tháng 8/1965, Trường đưa toàn bộ lực lượng đi sơ tán tại Mai Sưu – Bắc

Giang.

- Ngày 23/7/1968, Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và

Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại Học Giao thông Đường Thủy ở Hải

Phòng.

- Tháng 9/1969, Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội.

- Tháng 7/1983, Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại

học và Trung cấp chuyên nghiệp (Bộ GD ĐT) quản lý toàn diện.

- Tháng 11/1985, Trường đổi tên thành trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Tháng 4/1990, Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9 thành phố Hồ

Chí Minh.

- Ngày truyền thống của trường là 15 tháng 11.

Trong hơn 60 năm hoạt động trường đã đạt được những thành tích sau:

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2012)

- Anh hùng lao động (2007)

- Huân chương Hồ Chí Minh (2005)

- Huân chương độc lập: hạng ba (1986), hạng nhì (1995), hạng nhất (2000)

- Huân chương lao động: hạng nhất (1982 và 1990), hạng nhì (1977 và 2004),

hạng ba (1966 và 1999).

- Huân chương Kháng chiến: hạng nhì (1973).

- Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng

nhất, 1 huân chương hữu nghị.

Trường Đại học Giao thông Vận tải được xây dựng trên khuôn viên có tổng

diện tích gận 21ha, gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng làm việc, hội

trường, phòng thí nghiệm, thư viện , nhà văn hóa, sân vận động… Tất cả đều được

thiết kế hiện đại và bố trí hợp lý phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Khu giảng đường có 216 phòng học với diện tích 23,600m

2

được xây dựn

khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, Trường có hệ thống máy vi tính được nối mạng

ADLS, 4 phòng học ngoại ngữ chuyên dùng và trung tâm Thông tin Thư viện điện

tử giúp giảng viên, sinh viên có điều kiện tiếp cận và ứng dụng những thành tựu

khoa học kỹ thuật công nghiệp tiên tiến, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học tập

nhằm đạt được kết quả cao nhất. Ngoài ra, để trang bị cho sinh viên những kiến

thức thực tế và bổ ích cũng như nâng cao hoạt động nghiên cứu, Nhà trường đã đầu

tư mới và nâng cấp 36 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, thực hành với những

thiết bị hiện đại. Khu ký túc xã có diện tích 20,411m

2

gồm 230 phòng và hiện có

khoảng 1800 sinh viên đang cư trú. Khu ký túc xã biệt lập với khuôn viên trường

nhưng vẫn được giám sát và quản lý chăt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự và việc di

chuyển không gây ảnh hưởng đến học tập sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường có

hội lớn với diện tích 2,197m

2

và 3.129m

2

sân vận động phụ vụ nhu cầu sinh hoạt

ngoại khóa, văn nghệ và thể dục thể thao.

Các phòng thí nghiệm: Vật lý, Hóa học, Điện kỹ thuật, Cơ thủy, Sức bền vật

liệu, Cơ học đất, Điều khiển học, Phòng máy tính, Phòng học tính… đáp ứng cho

sinh viên thực hiện những bài tập thí nghiệm cần thiết theo quy dịnh của chương

trình đào tạo.

Trường Đại học Giao thông Vận tải có xứ mạng đào tạo cho ngành Giao

thông vận tải và những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề,có

khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác của nhà trường nhằm mang lại

những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội. Nhà trường đã đào

tạo cho đất nước hàng vạn kỹ sư, hàng ngàn thạc sỹ và tiến sỹ. Phần lớn cán bộ

lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT đều

tốt nghiệp từ nhà Trường.

Đọi ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1068 người,trong

đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, 139 tiến sỹ và tiến sỹ khoa

học, 356 thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành với 69 chuyên ngành bậc

đại học, 16 chuyên ngành bậc thạc sỹ và 17 chuyên ngành bậc tiến sỹ. Quy mô đào

tạo của Nhà trường có trên 32 ngàn sinh viên các hệ (trong đó có 200000 sinh viên

hệ chính quy), trên 2300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh. Hàng năm,

các nhà khoa học các nhà khoa học của trường tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề

tài nghiên cứu khoa học cấp trong nước và ngoài nước. Nhiều cán bộ của trường là

các chuyên gia đầu hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy

sự phát triển của ngành. Nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong

các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà

nước và của ngành Giáo dục Đào Tạo; đóng góp quan trong cho sự xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình Đại học đa ngành về

kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành Đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân

lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một

số lĩnh vực khác; có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế; là địa chỉ tin cậy của

người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

Ngoài địa điểm chính tại Tp. Hồ Chí Minh, do nhu cầu của các địa phương,

Nhà đã và đang mở các lớp đào tạo hệ không tập chung tại các tỉnh khu vực miền

trung, các tỉnh lân cận khu vực tp. HCM, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và

Tây Nguyên, Đòng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,

Long An, Tiền Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Bạc Liêu, Đắc Lắc.