NẮM ĐƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA NHỮNG VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NA...

1. Nắm được kiến thức cơ bản của những văn bản truyện hiện đại Việt Nam đã học trongchương trình Ngữ văn lớp 9 học kì I: a. Làng (1948) - Kim Lân - Tình huống truyện: Ông Hai ở nơi tản cư nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. (Tình huốngtruyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai). - Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dânphải rời làng đi tản cư được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Haitrong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. - Nghệ thuật: Truyện kể theo ngôi thứ ba; xây dựng tình huống truyện gay cấn; miêu tả tâmlí nhân vật chân thực, sinh động. b. Lặng lẽ Sa Pa (1970) - Nguyễn Thành Long - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanhniên làm việc tại trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. - Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình tượng người lao động mới với lí tưởng sốngcao đẹp, đáng trân trọng. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên với công việc của mình.Truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầmlặng. - Nghệ thuật: Truyện kể theo ngôi thứ ba; giàu chất thơ; tình huống truyện hợp lý; cách kểchuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận c. Chiếc lược ngà (1966) - Nguyễn Quang Sáng - Tình huống truyện: + Sau tám năm xa cách hai cha con (ông Sáu và bé Thu) gặp nhau nhưng bé Thu khôngnhận cha. Khi Thu nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làmcây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. - Nội dung: Truyện đã thể hiện một cách cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp tronghoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Nghệ thuật: Truyện kể theo ngôi thứ nhất, sáng tạo tình huống truyện éo le; lựa chọn ngôikể phù hợp; thành công trong việc xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật.