(6 ĐIỂM) CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI TRONG TRUYỆN NGẮN LÀNG (K...

4.2 Phân tích

a.Tình huống tâm trạng

- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham

gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi

tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân

suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp

nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà

vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương, sống nhờ nơi đất khách.

Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn

định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hang xóm giãi bày nỗi nhớ quê

của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc

sống hang ngày.

=>Tình cảm của ông Hai thuần phác, trong sáng.

b. Tình yêu làng hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, kiên trung

với cách mạng.

- Ông Hai đột ngột nghe tin dữ, làng Dầu theo giặc lập tề.

- Tin ấy đến với ông vào buổi trưa, giữa lúc tâm trạng phấn chấn vì

nghe những tin thắng trận => Tâm trạng đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn

ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì

nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu.

+ Nơm nớp tưởng người ta bàn chuyện làng Dầu.

+ Nhiều lúc, ông đã khóc.

=>Tác giả đã diễn tả rất sâu sắc, cụ thể tâm trạng nặng nề đến nỗi trở

thành một nỗi ám ảnh trong lòng ông Hai.

- Tác giả tiếp tục đặt nhân vật vào thử thách mới. Đó là khi nghe tin có

lệnh cấm không cho những người làng Dầu ở nơi tản cư vì làng Dầu

Việt gian theo Tây. Chính trong tình thế tưởng chừng như tuyệt vọng

ấy lại càng bộc lộ tình yêu làng hòa hợp sâu sắc với tình yêu nước,

kiên trung với cách mạng. Trở về làng là cam chịu kiếp sống nô lệ,

nhục nhã. Bởi thế, ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt

khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

3

- Cao trào tâm trạng của nhân vật là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm

động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai đối với quê

hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa

con. Ông vẫn nhắc nhở con về quê hương của nó là làng Dầu, thủ thỉ

với con như để ngỏ lòng mình, như để minh oan “Anh em đồng chí biết

cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”.

- Nghe tin cải chính, làng Dàu không theo giặc: Vui sướng, tự hào,

mặc dù nhà bị đốt nhưng ông không buồn. Ông coi đó là bằng chứng

cho lòng trung thành của ông, của làng Dầu đối với cách mạng.

c. Nhận xét

- Nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện tâm

lí, đặt nhân vật vào tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng

để bộc lộ tính cách nhân vật.

- Nhà văn miêu tả nổi bật tính cách, tâm trạng của nhân vật qua đối

thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, qua ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, hành

động.