THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNINPHẢN ÁNH LÀ SỰ LƯU GIỮ, TÁI TẠO NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠNG VẬT CHẤT NÀY Ở DẠNG VẬT CHẤT KHÁC TRONGQUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU GIỮA CHÚNG

1. Thứ nhất phản ánh.

A. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin

Phản ánh là sự lưu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong

quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Phân chia: phản ánh được chia thành 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao.

· Phản ánh vật lý.

· Phản ánh hóa học.

· Phản ánh sinh học.

· Phản ánh tâm lý.

· Phản ánh năng động sáng tạo (ý thức).

Phản ánh vật lý-hóa học: là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh, được

thể hiện qua những biến đổi cơ- lý –hóa khi có tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật chất vô

sinh.Đây là hình thức phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác

động.

Ví dụ: khi để thanh sắt vào axit thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần. (thay đổi kết cấu, vị trí,

tính chất lý-hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất)

Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nghiên hữu sinh, được

thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng và tính phản xạ.

Tính kích thích: là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng

sinh trưởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trường.

Ví dụ: cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu

trúc sinh trưởng và phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai.Từ đó

giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt.

Tính cảm ứng: là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện

trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác

động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.

Ví dụ: con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi ở những môi trường khác

nhau.

Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở

điều khiển của hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.

Phản ánh năng động sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất, được thực hiện ở dạng vật chất cao

nhất là não người, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra

thông tin mới.

B. Theo quan điểm tâm lý học

Phân chia: theo quan điểm tâm lý học chia phản ánh thành 3 mức độ. Phản ánh vật lý: là phản ánh

của những sinh vật vô sinh.

Phản ánh sinh lý: là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp.

Ví dụ: hoa hướng dương sẻ luôn hướng về phía mặt trời mọc.

Phản ánh tâm lý: là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống

vật chất này với hệ thống vật chất khác (qua đó có thể gọi đó là trí nhớ)