TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.VÀO ĐẦU THẬP NIÊN 90 CỦA THẾ KỶ XX S...

1. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX sự tan dã của Liên Xô đã phá vỡ hai thế

cực cảu nền kinh tế thế giới thiết lập nên thế đa cực và hình thành nên trật tự kinh tế

thế giới mới.

Nền kinh tế thế giới ngày càng diễn ra những biến đổi sâu sắc cả về chiều

rộng lẫn chiều sâu theo quy mô và theo cơ cấu gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh

tế của mỗi quốc gia và tới trật tự kinh tế thế giới nói chung. Nên kinh tế thế giới đa

cức được hình thành với các trung tâm kinh tế Mỹ, Nhật, Tây Âu, Đông Nam Á, Mỹ

La Tinh...diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Điều này tạo điều

kiện cho các nước đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tạo đà cho sự

phát triển đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển.

Xu hướng của thế giới hiện nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Các

cường quốc về kinh tế ngày càng quan tâm đến các nước nghèo và giúp đỡ các nước

nghèo phát triển kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế ngày

càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi phải có sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng

phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, nhằm đứng vững trong sự cạnh tranh

khốc liệt của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá nền kinh tế là sự phát triển của sự

phân công lao động đến mức cao và chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc giữa các nước,

nó góp phần làm giảm bớt sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nước cùng phát

triển. Các nước trong khu vực tìm được tiếng nói chung, lợi ích chung tập hợp lại

thành khu vực kinh tế tự do như hiệp hội các nước ASEAN với AFTA, các nước

Bắc Mỹ với NAFTAS, các nước Nam Mỹ với MOCERSUR. Họ thực thi các chính

sách kinh tế với các nước ngoài khối về các vấn đề như xuất nhập khẩu, sản xuất

hàng hoá, thuế quan...

Cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã gây ảnh hưởng rất

nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Hậu quả của nó làm

cho nền kinh tế của nhiều nước bị suy thoái, các quan hệ kinh tế trên thế giới bị ảnh

hưởng, sản xuất trong nước bị đình đốn, thương mại quốc tế bị giảm sút. Không chỉ

các nước trong khu vực bị ảnh hưởng mà rất nhiều các nước có quan hệ xuất nhập

khẩu hàng hoá với các nước trong khu vực cũng bị ảnh hưởng theo do nền kinh tế

thế giới có liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Liên tiếp hai năm sau cuộc khủng hoảng

vẫn còn hậu quả cho các nước, cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm cho

doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống đáng kể và chưa phục hồi kịp.

Trong bối cảnh đó Việt Nam là một nước nằm trong khu vực cũng phải chịu

ảnh hưởng, tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam không lớn

nhưng cũng gây ra nhiều thiệt hại, khó khăn cho nền sản xuất trong nước cũng như

thương mại quốc tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng

hoá gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá, do vậy các doanh

nghiệp này đòi hỏi phải có thời gian để phục hồi sản xuất kinh doanh như trước kia

và bảo đảm tăng trưởng và phát triển.