ĐOẠN BIẾN TẤU ĐỒNG ĐIỆU BIENTAU (6 ĐIỂM) TRONG MỘT BẢN NHẠC TH...

Bài 1. Đoạn biến tấu đồng điệu BIENTAU (6 điểm)

Trong một bản nhạc thường có những đoạn nhạc (mỗi đoạn nhạc là một dãy có nhiều hơn một nốt nhạc

đi liền nhau) được sử dụng lại nhờ thủ pháp biến tấu đồng điệu. Thủ pháp này đơn giản là lặp lại một

đoạn nhạc nào đó trước đó bằng cách giữ nguyên, hoặc tăng, giảm tất cả các nốt cùng một quãng cao

nào đó. Chẳng hạn, đoạn với dãy cao độ: 2, 1, 5, 4, 7, 6 là biến tấu đồng điệu của đoạn: 5, 4, 8, 7, 10, 9.

Vì các nốt của đoạn đều bị giảm đi một quãng 3. Độ dài mỗi đoạn nói trên đều là 6 (gồm 6 nốt).

Yêu cầu: cho trước bản nhạc gồm N nốt nhạc, hãy tìm độ dài lớn nhất L có thể có của các đoạn biến

tấu đồng điệu. Nếu không có đoạn biến tấu đồng điệu nào thì L = 0.

Input

 Dòng đầu ghi số nguyên dương N (4 ≤ N ≤ 5000)

 Dòng tiếp theo ghi N số nguyên, là cao độ của các nốt của bản nhạc. Cao độ của mỗi nốt là một

số nguyên trong khoảng từ 1 đến 100.

Output:số nguyên L tìm được.

Input Output

25

4

67 6 7 5 4 1 2 3 4 5 23 4 5 3 5 6 12 56 57 58 59 13 14 13 14

Ràng buộc: 50% số test ứng với 50% số điểm của bài có N ≤ 100. Thời gian giới hạn với mỗi test: 01

giây.

Lưu ý: Các đoạn biến tấu đồng điệu phải rời nhau.