NGƯỜI DU KÍCH ẤY LÀ AI

146). Người du kích ấy là ai? Cơ sở của nhận định này? Từ đó phát biểu quan

điểm về vai trò của cá nhân trong lịch sử.

- Khẳng định: nhân vật đó là Trương Định

0,5

- Vài nét tiểu sử: Ông quê Quảng Ngãi … theo cha vào lập nghiệp ở vùng Gia Định,

được phong chức quản cơ nên còn gọi là Quản Định… được nhân dân suy tôn là “Bình

Tây đại nguyên soái…

Cơ sở của nhận định 0,75

- Trong suốt quá trình hoạt động, Trương Định cũng nghĩa quân của ông đã chiến đấu

bền bỉ, không mệt mỏi:

+ Khi thực dân Pháp đánh gia Định 1859: chiêu mộ nghĩa binh, sát cánh cùng quân

triều đình đánh giặc...

0,5

+ Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ: đem quân về Tân Hòa, Gò Công, tổ chức những trận

phục kích tiêu diệt quân pháp …

+ Sau điều ước 1862, triều đình buộc Trương Định bãi binh -> Ông kháng lệnh triều

đình, ở lại cùng nhân dân 3 tỉnh miền Đông kháng chiến. … Căn cứ Tân Hòa thành đại

bản doanh của phong trào toàn miền…

+ 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công), xây dựng

căn cứ mới ở Tân Phước, ven sông Soài Rạp tiếp tục hoạt động…

+ Sau đó, Pháp lại mở đợt tấn công mới, nghĩa quân chống trả quyết liệt… Trương

Định bị thương nặng đã tự sát …

+ Sau khi ông mất, nghĩa quân còn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu thêm một thời gian

- Kết luận: HS liên hệ giữa Trương Định với người anh hùng Ap- đen Ca-đê ở Angiêri 0.25

Phát biểu quan điểm về vai trò của cá nhân trong lịch sử 0,25

- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong lịch sử, song cá nhân xuất sắc

cũng có vai trò quan trọng trong những bước ngoặt của lịch sử

- Các cá nhân xuất chúng thường đóng vai trò là người định hướng, tổ chức lãnh đạo

quần chúng…

Trình bày nội dung cơ bản của các đề nghị canh tân nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra

3

nhận xét? Theo em, một cuộc cải cách thành công cần những điều kiện gì? 2,0 đ

Nội dung cơ bản của các đề nghị canh tân cuối thế kỉ XIX. 0,75

0,25đ

- Khái quát vài nét về hoàn cảnh lịch sử: Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến

Việt Nam dưới triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt…

Trước nguy cơ mất nước đang đến gần, một số quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt

Nam có trí thức và tâm huyết đã mạnh dạn đưa ra những lời đề nghị canh tân đất

nước.

- Nội dung: đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội nước ta lúc đó.

0,5đ

+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)

+ Đinh Văn Điền (1868): xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang, khai mỏ, phát triển

buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

+ Nguyễn Trường Tộ (1863-1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển

công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục

-> Tiêu biểu nhất

+ Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất

nước….

Nhận xét 0,75

- Tích cực:

+ Từ việc nhìn thấy rõ sự khủng hoảng về kinh tế, sự bất ổn về chính trị, xã hội, sự tồn

tại quá lâu của ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời đề xuất nội dung cải cách toàn diện

trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế

...

0,25

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, Tổ quốc, phản ánh

khát vọng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến

tranh xâm lược của thực dân Pháp…

- Hạn chế:

+ Nặng về sự mô phỏng, sao chép bên ngoài …

+ Nội dung lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính khả thi…

- Ý nghĩa:

+ Góp phần làm rạn nứt thành trì của ý thức hệ phong kiến, vạch trần bộ mặt bảo thủ,

trì trệ, lạc hậu của nhà Nguyễn, mở ra khả năng đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng,

đủ sức đối phó với họa xâm lăng bên ngoài như Xiêm, Nhật (nếu các cải cách được

thực hiện).

+ Thức tỉnh dân tộc trên con đường đổi mới, tạo đà cho những cải cách dân chủ đầu

thế kỉ XX …

Điều kiện để một cuộc cải cách thành công 0,5

- Phải có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, từ trung ương xuống địa phương.

- Người lãnh đạo phải có quyết tâm, thu phục nhân tâm, được nhân dân ủng hộ, biết

phát huy trí tuệ của toàn dân

- Nội dung cải cách phải phù hợp với đất nước, đánh giá đúng sự thật, nhìn thẳng vào

sự thật, đáp ứng được những yêu cầu của đất nước đặt ra

- Phải thực hiện trong bối cảnh đất nước độc lập, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật

chất, hạ tầng xã hội đảm bảo cho cải cách thành công

PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Làm rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh thế kỉ

XVII và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Lý giải nguyên nhân làm cho

1