2010/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ);- NẾU ĐIỀU KHIỂN XE CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ QUY Đ...

34/2010/NĐ-CP của Chính phủ);- Nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 500.000đồng đến 1.000.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 5, điều 9, Nghị định 34/2010/NĐ - CPcủa Chính phủ). Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấyphép lái xe 30 ngày. Câu hỏi 10: Bạn hãy nêu quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức vớiđường sắt?Trả lời:* Điều 25, Luật GTĐB năm 2008 quy định khi đi trên đoạn đường bộ giao nhaucùng mức với đường sắt, người và phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện nhưsau:- Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung vớiđường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn vàchuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắnđang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phíaphần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, ràochắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuôngbáo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham giagiao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gầnnhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắnvà chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấychắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phươngtiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ raygần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giaonhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiểnphương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo chongười quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanhchóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trênđoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiểnphương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.Câu hỏi 11: Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải đảm bảo điều kiện hoạtđộng như thế nào?Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 (Điều 24, điều 79), quy định: Phương tiệnvận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động như sau: