CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN. CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN.

1. Các nhân tố chủ quan.

Đây là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp bao gồm:

- Cơ cấu vốn: bố chí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử

dụng vốn càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân

đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc

thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Huy

động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh

nghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.

Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao

hơn. Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động

và thời gian huy động vốn. Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là

nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Chi phí kinh doanh: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử

dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức

tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp

luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của

hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng

quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: trong nền kinh tế thị

trường, quy mô và tích chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là do

thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt

thời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh

doanh. Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnh hưởng lớn

đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các phương án kinh doanh phải

được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường. Có như vậy sản phẩm sản xuất

của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được, vốn lưu động luân chuyển

đều đặn, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết công suất, hiệu quả sử

dụng vốn cao.

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể hiện

trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa

doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng

tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng

hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh

nghiệp. Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể

trong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng

mới. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: mở rộng mạng

lưới giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách

hàng, đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác

xúc tiến, quảng cáo, khuyến mại...

- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: đây là yếu

tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một bộ

máy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của doanh

nghiệp đạt kết quả cao và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải nâng cao trình

độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệp

vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trình

hoạt động kinh doanh.