BÀI THƠ ĐÃ GỢI CHO ANH CHỊ SUY NGHĨ GÌ VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA CON NG...

Câu 4.Bài thơ đã gợi cho anh chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người đối với con người? (Trình bàykhoảng 5 đến 7 dòng)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8Tôi đã gặp Trường Sa giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Trong cái tấp nập, bon chen chốn thị thành vẫn đau đáu,da diết một nỗi niềm trăn trở với Trường Sa. Người lính đảo ấy là thầy giáo dạy tôi trong học kỳ Giáo dụcQuốc phòng. Thầy đã kể cho chúng tôi về những đảo nổi, đảo chìm.Người về từ Trường Sa, mỗi lần nhắc đến quần đảo ấy lại thấy nghèn nghẹn, tự hào. Thầy nói rằng nhớ đảo,nhớ đồng đội, nhớ cái vị mặn mòi của biển vô cùng. Càng nhớ lại càng thương anh em ngoài đó, không biếtbữa cơm có đủ rau xanh, có đủ nước ngọt?Thầy nói rằng Trường Sa thuở ban đầu còn rất hoang sơ, chỉ có mênh mông nắng gió và những cánh chimbiển, cây cối trên đảo rất ít, lưa thưa bóng dừa trên đảo Nam Yết và một vài gốc bàng vuông cổ thụ trên cácđảo nổi. Trong điều kiện khó khăn, gian khổ đến vậy nhưng các cán bộ, chiến sỹ vẫn kiên cường bám đảo,giữ vững chủ quyền.Trường Sa đã đổi thay rất nhiều, tất cả đều nhờ vào ý chí, quyết tâm bảo vệ, bàn tay dựng xây của Đảng,Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Dẫu vậy, chưa bao giờ quần đảo bão tố ấy vơi bớt sóng gió, bãogiông và hiểm nguy rình rập.Những hòn đảo giữa mênh mông biển cả, bốn phía là sóng gió bủa vây. Nhìn hình ảnh người lính chắc taysúng đứng gác biển mà bỗng thấy lòng nao nao. Thương làn da anh sạm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắngcháy thiêu đốt. "Lính biển không trắng nổi, yêu hay đừng em ơi?", yêu nhiều lắm, tại sao lại là không?(Trích bài dự thi tìm hiểu pháp luật về Biển, đảo Việt Nam của Đoàn Thị Ngọc, sinh viên lớp DH12A2khoa Thiết kế nội thất - Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội)