. ÔNG LÀ MỘT TÀI NĂNG SÁNG CHÓI CỦA VĂN HỌC TÂY BAN NHA HIỆN ĐẠI,...

1936). Ông là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha hiện đại, được xem là

thần đồng có năng khiếu thiên bẩm về thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, … Sau khi tốt

nghiệp Đại học Luật năm 1919, Lor-ca lên thủ đô Madrit hoạt động nghệ thuật, trong bối

cảnh đất nước Tây Ban Nha bị bao trùm bởi bầu không khí ngột ngạt của chế độ cai trị

độc tài Pri-nô-đê Ri-vê-ra. Lor-ca nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp

chế, đòi quyền sống chính đáng, vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân

trong các lĩnh vực nghệ thuật. Vì thế, năm 1936, chế độ phản động thân phát xít đã thủ

tiêu Lor-ca. Từ đó, tên tuổi Lor-ca đã trở thành một biểu tượng, một ngọn cờ tập hợp các

nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá

dân tộc và văn minh nhân loại.

Với nhà thơ Thanh Thảo, ông đã mang trong ba lô ra chiến trường những bài thơ của Lor-

ca, qua bản dịch của Hoàng Hưng, chép trong sổ tay như ông tâm sự "Thực ra Lor-ca đã

sống trong tôi từ những năm 1969-1970 qua bản dịch chép tay mà chúng tôi truyền cho

nhau… Và tôi đã viết "Đàn ghi ta của Lor-ca" trong cái ngày rầu rầu của năm 1979 ấy.

Bài thơ được viết rất nhanh và hầu như không sửa chữa gì thêm" (Văn học và tuổi trẻ, số

tháng 3/2009). Thanh Thảo nói thêm: "tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi

gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn". Điều này chứng tỏ Lor-ca đã ám

ảnh tâm thức của Thanh Thảo trong một thời gian dài, đến ngưỡng cảm hứng, thì tự nhiên

bài thơ đã ngân vang như một khúc giao hưởng trầm buồn với phần đệm là những giọt

âm thanh luyến láy thiết tha li-la li-la li-la ngân lên từ cây ghi ta cổ điển.

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Mở đầu cho bài thơ của mình, Thanh Thảo giới thiệu với bạn đọc hình ảnh người nghệ sĩ

Lor-ca qua những âm thanh, sắc màu, hình ảnh có tính tượng trưng, gợi liên tưởng đa

chiều. Ấn tượng về những tiếng đàn bọt nước sao quá mỏng manh, như người nghệ sĩ

Lor-ca chỉ với cây ghi ta và vần thơ mang theo khát vọng tự do dân chủ, một mình chiến

đấu với bè lũ Phrăng-cô độc tài phát xít. Đây quả là một sự tương phản khắc nghiệt giữa

"tiếng đàn bọt nước" với "áo choàng đỏ gắt", gợi ra khung cảnh một đấu trường giữa võ

sĩ với bò tót. Nhưng đây không hề là cuộc đấu để khẳng định sức mạnh của cơ bắp, mà là

một cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài,

của khát vọng cách tân nghệ thuật của chàng nghệ sĩ tâm huyết tài năng Lor-ca với nền

nghệ thuật cằn cỗi già nua. Dù ở cương vị nào, chúng ta cũng nhận ra đây là cuộc đấu

không cân sức, Lor-ca đang rất đơn độc trên hành trình lí tưởng gian nan, soi bóng lẻ loi

giữa con đường đời đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.

Trong cuộc đấu khốc liệt này, Lor-ca luôn bị ám ảnh về cái chết, nhưng không ngờ nó lại

đến với ông quá sớm, đến ở cái tuổi ba tám, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh

hoa! "Con chim hoạ mi Tây Ban Nha" không còn lên tiếng hót. Thanh Thảo đã cất lên lời

thơ đầy xót tiếc ngậm ngùi:

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

Lời thơ vang lên là một chuỗi tự sự, nhưng cấu trúc lại đứt đoạn như để nhằm diễn tả

cuộc đời Lor-ca "nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương". Hình ảnh thơ tả thực "áo

choàng bê bết đỏ" đã phản ánh hiện thực phũ phàng, tàn khốc đổ xuống đời Lor-ca. Cái

chết bi thảm của Lor-ca là một sự kiện chính trị lớn ở Tây Ban Nha. Nó tạo ra một hiệu

ứng dây chuyền, được Thanh Thảo diễn tả theo lối tượng trưng độc đáo:

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Lá bùa hộ mệnh rồi cũng đến lúc không cần nữa, trái tim của bất cứ ai rồi cũng đến lúc

bất chợt lặng yên, chỉ khác nhau là nó đến sớm hay muộn đối với mỗi cuộc đời. Riêng

Lor-ca, dù nhịp tim của nhà thơ không còn đập nữa, nhưng dư ba con sóng thơ cùng với

giai điệu tiếng đàn ghi ta li-la li-la li-la tha thiết mang theo khát vọng tự do và cách tân

nghệ thuật của ông, tin rằng nó sẽ được cộng hưởng lan toả trong không - thời gian, neo

đậu lâu dài trong tình cảm mến mộ của công chúng yêu nghệ thuật và trân trọng tự .

(Theo Nguyễn Tống -GV Trường Quốc Học Huế )

C âu III.b

Ý ngh ĩa b át ch áo h ánh c ủa Th ị N ở:

- thoát khỏi trận ốm đang hoành hành và là liều thuốc giải độc cho nhưng quãng đời tội

lỗi của Chí Phèo ngày xưa. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí lột đi vỏ

quỷ để trở lại làm người. Tuy nhiên cái ngọt của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi

kịch mồ côi của Chí Phèo.

- Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị của tình yêu Thị Nở

Vì vậy, bát cháo hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành của mụ đã biến Chí

thành một con người khác hẳn, biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ

thành một người dân lương thiện, hiền lành với biết bao những cảm xúc, nghĩ suy của

một con người.

Ý ngh ĩa chi ti ết “ấm n ư ớc đ ầy v à n ứ ơc h ãy c òn ấm” c ủa nh ân v ật

T ừ d ành cho H ộ trong Đ ời Th ừa: