BÀI 43 CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂMI.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

2.Trang 12, Atlas Địa lý Việt Nam:

Trên bản đồ chính thể hiện các ngữ hệ bằng phương pháp nền chất lượng, các nhóm ngôn ngữ biểu

hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Các ngữ hệ được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.

Ví dụ:

-Màu hồng: ngữ hệ Nam Á

-Màu đỏ thắm: ngữ hệ Nam Đảo

Các nhóm dân tộc hoặc chiếm giữ một khoảng không gian nhất định, hoặc sống xen kẽ lẫn nhau

trong từng vùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ:

-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường sống xen với nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme ở vùng phía nam tỉnh

Điện Biên, Sơn La...

Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ dân tộc và hành chính Việt Nam, HS đọc rồi trả lời các

câu hỏi:

-Hãy xác định: các dân tộc Việt Nam thuộc mấy ngữ hệ ? Mỗi ngữ hệ phân bố ở đâu ? Gồm bao

nhiêu dân tộc ?

-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố ở những tỉnh nào ?

-Nhóm ngôn ngữ Tày Thái phân bố ở những tỉnh nào ?

-Kể tên các dân tộc trong các nhóm ngôn ngữ sống xen kẽ trên lãnh thổ Việt Nam ?

Bảng mẫu:

Dân tộc

Số người

Phân bố ( tên tỉnh )

Ngoài bản đồ hành chính, trang bản đồ này còn thiết kế biểu đồ cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam và

bảng số liệu thống kê theo điều tra dân số (ngày 1 tháng 4 năm 1999) về số lượng người của các dân tộc

Việt Nam. GV có thể khai thác những nội dung này để tìm hiểu sâu về các dân tộc, nhằm hình thành trong

HS những thông tin cần thiết trong bài học địa lý.

* Các nhóm dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ)

* Các dân tộc Việt Nam (theo số liệu Tổng điều tra dân số 1-4-1999)