BÌNH LUẬN CÁC Ý KIẾNA

3. Bình luận các ý kiếna. Ý kiến thứ nhấtĐó là nhân vật được xây dụng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi và cảm hứnglãng mạn.– Cuộc đời, số phận của Tnú chịu nhiều mất mát, đau thương: mồ côi cha mẹ, mất vợ, condưới súng đạn của kẻ thù, chính anh cũng từng chịu sự tra tấn man rợ của chúng, tiêu biểucho số phận chung của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.– Tnú có những tính cách nổi bật, vừa là đặc điểm riêng, vừa là tính cách tiêu biểu cho conngười Tây Nguyên:+ Con người gan góc, trung thực, dũng cảm.+ Tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.+ Tình yêu thương và lòng căm thù hết sức sâu nặng.– Tnú là nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng và sức mạnh cộng đồng. Số phận, con đường đicủa Tnú luôn được đặt trong mối tương quan với cộng đồng. Ở anh có khí thế dũng mãnh, àoạt như thác lũ Tây Nguyên; có niềm tin vững chãi như núi rừng Tây Nguyên. Khát vọng tự docủa Tnú cũng là khát vọng chung của dân làng Xô Man.– Cuộc đời bi tráng của Tnú được gợi lại qua lời kể của cụ Mết. Cụ Mết kể trong một đêmmưa rì rào, gió thôi nhẹ bên bếp lửa xà nu bập bùng trong nhà ưng. Tất cả dân làng Xô Mangià trẻ gái trai đã nghe cụ Mết – một già làng có thân hình vạm vỡ, quắc thước, mắt sángxếch ngược, râu dài ngang ngực kể về Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, Lối kể ấytạo nên không khí sử thi và khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh nhũng tráng sĩ, dũng sĩcổ trong sử thi cổ của Tây Nguyên.b. Ý kiến thứ haiNhân vật Tnú hiện lên trong tác phẩm hết sức chân thật, sinh động, đời thường.– Trong tác phẩm, ta còn bắt gặp một Tnú với những tình cảm hết sức đời thường: gắn bóvới quê hương, gia đình, yêu thương vợ con hết mực.– Tnú – một chiến sĩ cách mạng rất ki cương, nề nếp.– Miêu tả Tnú, tác giả chú ý tới ngôn ngữ mang màu sắc lời ăn tiếng nói của con ngườiTây Nguyên, ngôn ngữ đối thoại bộc trực, thẳng thắn và những hành động dứt khoát, quyếtliệt, mạnh mẽ để làm nổi bật tính cách một chàng trai Tây Nguyên.