AXIT NUCLÊICTƯƠNG TỰ NHƯ BÀI PRÔTÊIN, HS ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ AXIT NU...

BÀI 6 : AXIT NUCLÊIC

Tương tự như bài prôtêin, HS đã được nghiên cứu về axit nuclêic. Tuy nhiên ở lớp 9, HS

được học về axit nuclêic là cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử thuộc phần Di truyền học.

Đến lớp 10, kiến thức về axit nuclêic được nghiên cứu ở góc độ là thành phần cấu tạo

nên tế bào. Do đó GV cần làm rõ sự khác biệt này tránh hiện tượng dạy lại kiến thức gây

nhàm chán cho HS.

Axit nuclêic gồm 2 loại là ADN và ARN. HS cần phân biệt sự khác nhau về cấu trúc dẫn

đến sự khác nhau về chức năng của 2 loại trên

I. Axit đêôxiribônuclêic (ADN):

1. Cấu trúc của ADN: Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các

nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X), mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần (đường pentozơ,

nhóm phốt phat và bazơ nitơ). Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết

photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

Theo Watson – Crick: Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinuclêôtit song song và ngược

chiều nhau, các nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ

sung bằng liên kết hidro (A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3

liên kết hidro).

2. Chức năng của ADN: ADN có chức năng là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin

di truyền.

II. Axit ribônuclêic (ARN):

1. Cấu trúc của ARN: Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là 1

nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X.

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

+ mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng.

+ tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã.

+ rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau

tạo các vùng xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của ARN:

- mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.

- tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.

- rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

* Đối với HS khá, giỏi HS cần phân biệt được sự khác nhau giữa ADN và ARN,

các khái niệm bộ ba mã hoá, mã hoá bộ ba, bộ ba đối mã sao.