PHÒNG NGỪA LÀ PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ CHỐNG LẠI HBV. TẤÂT CẢ T...

1- Phòng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại HBV. Tấât cả trẻ em sắp đi học cần

được chủng ngừa HBV. Ngoài ra vì nhóm có nguy cơ nhiễm khuẩn nhiều nhất ở vào lớp tuổi từ

15 tới 30, họ cần được chích ngừa. Những người khác cần được chích ngừa gồm có nhân viên y-

tế, bệnh nhân các trung tâm lọc máu, những người tự chích thuốc vào tĩnh mạch và những người

có liên hệ tình dục bừa bãi.

Vi khuẩn hiện diện trong nước bọt, tinh dịch, chất phân tiết âm hộ, máu, nước tiểu và nước tiết

ra từ các vết thuơng bị nhiễm độc của người mắc bệnh.

Thuốc chích ngừa an toàn và sẽ mang lại miễn nhiễm lâu dài. Recombivax HB (10 mcg/mL) và

Engerix-B (20 mcg/mL) được chích vào bắp thịt làm 3 lần, mũi thứ 2 và thứ 3 được chích vào 4

tuần và 6 tháng sau mũi thứ nhất. Liều cho trẻ em là 10 mcg được chích với khoảng cách tương

tự. Sau khi được chích, 95% người bệnh sẽ có mức độ bảo vệ kháng thể bề mặt (> 10 U/ml). Chỉ

đốâi vớiù những nguời có nguy cơ nhiễm khuẩn HBV cao, thì mới cần đo HB S Ab sau khi chích

ngừa. Trong khoảng 50% số bệnh nhân, mức độ S Ab có thể xuống dưới mức mà những phương

pháp thông thường dùng để đo có thể phát hiện

được. Đa số các bệnh nhân đó vẫn được bảo

vệ. Mũi chủng nhắc lại (booster dose) còn trong vòng bàn cãi nhưng có thể được dùng đối với

nhóm dễ nhiễm khuẩn như nhân viên y-tế . Khoảng 5% thường dân không được miễn nhiễm sau

khi chích ngừa,

đối với những người này đôi khi một liều 40 mcg thuốc chủng có thể giúp họ

được miễn nhiễm lâu dài.

Thuốc chủng ngừa HBV không công hiệu đối với bệnh nhân mà tình trạng miễn nhiễm bị suy

yếu như trong bệânh liệât kháng, bệnh nhân đang lọc máu/thẩm tách máu vì thận suy, bệnh

nhân bi sơ gan và bệnh nhân được ghép cơ quan đang dùng thuốc chôáng miễõn nhiễâm

(immunosuppressive therapy).