TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) ĐỌC KĨ ĐOẠN THƠ SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI BẰNG...

Bài 1: Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra: Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen Chưa có màu sắc khác Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu! Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ Màu xanh bắt đầu cỏ Màu xanh bắt đầu cây Cây cao bằng gang tay Lá cỏ bằng sợi tóc Cái hoa bằng cái cúc Màu đỏ làm ra hoa Chim bấy giờ sinh ra Cho trẻ nghe tiếng hót Tiếng hót trong bằng nước Tiếng hót cao bằng mây… (Trích “Chuyện cổ tích về loài người” - Xuân Quỳnh) 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? C. Thơ A. Bút ký B. Truyện đồng thoại D. Truyện ngắn 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 3. Từ láy trong hai câu thơ “Trên trái đất trụi trần/ Không dáng cây ngọn cỏ” là: A. trái đất. B. trụi trần. C. dáng cây. D. ngọn cỏ. 4. Từ ghép chính phụ xuất hiện trong đoạn trích trên là: A. đất trời. B. cỏ cây. C. màu xanh. D. hoa lá. 5. Trong hai câu thơ: “Màu xanh bắt đầu cỏ/ Màu xanh bắt đầu cây”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ 6. Trong câu “Mặt trời mới nhô cao”, từ “nhô” có nghĩa là: A. đưa phần đầu cho lùi lại phía sau, so với xung quanh. B. đưa phần đầu cho vượt hẳn lên trên, so với xung quanh. C. đưa phần đầu cho lùi hẳn về phía dưới hoặc ra phía sau, so với xung quanh. D. đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh. 7. Theo em, ý nghĩa của ánh sáng mặt trời đối với con người là gì? A. Giúp chúng ta nhìn rõ, sưởi ấm vạn vật B. Giúp chúng ta lớn lên, làm lạnh vạn vật C. Giúp chúng ta nhìn rõ, làm lạnh vạn vật D. Giúp chúng ta lớn lên, sưởi ấm vạn vật 8. Trong đoạn trích trên, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra sau khi trẻ con ra đời? A. Màu sắc B. Bầu trời C. Không khí D. Trái Đất.