CHỌN A.SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÀNG SINH CHẤT

Câu 1: Chọn A.Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:- Màng sinh chất gồm 2 thành phần chính là lớp kép phôtpholipit và prôtêin (gồmloại bám màng và loại xuyên màng). Nếu như lớp kép phôtpholipit (đầu kị nướchướng vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài) cho phép các chất có kích thước nhỏ,không phân cực đi qua (vận chuyển thụ động, cùng chiều gradient nồng độ) thìnhững chất có kích thước lớn và tích điện được vận chuyển qua kênh prôtêinchuyên biệt (vận chuyển chủ động). Điều này cho thấy vai trò trao đổi chất mộtcách có chọn lọc của màng sinh chất và tên gọi màng bán thấm cũng bắt nguồn từđặc tính này. (2 điểm)- Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, ở tế bào người và động vật còn có thêm cácphân tử colestêrôn, bám và đi sâu vào kết cấu màng giúp ổn định cấu trúc củamàng. (0,5 điểm)- Bên ngoài màng sinh chất có các phân tử glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tếbào có vai trò như “dấu chuẩn”, giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết ra nhau vànhận biết các tế bào “lạ” (khác cơ thể) (1 điểm)- Trên màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể có vai trò thu nhận thông tin chotế bào (0,5 điểm)B. Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động bởi vì:- “Khảm” được hiểu là việc “gắn vào, xếp vào”. Màng được cấu tạo chủ yếu từlớp kép phôpholipit. Trên lớp kép phôpholipit, các phân tử hữu cơ khác nhưprôtêin, colestêrôn, glicôprôtêin… chèn vào và xếp xen kẽ. Vậy nên khi nói đếnmàng sinh chất, người ta đã sử dụng từ “khảm” để minh họa cho cấu trúc đặctrưng này. (0,5 điểm)- “Động” có nghĩa là “linh hoạt, dễ di chuyển hoặc thay đổi”. Lực liên kết giữacác phân tử phôpholipit thường khá yếu nên chúng có thể chuyển động trong mộtkhoảng nhất định, các phân tử prôtêin cũng có thể chuyển động với tốc độ chậmhơn phôtpholipit. Chính điều này đã làm tăng sự linh động của cấu trúc màng,giúp chúng thực hiện tốt chức năng trao đổi chất của mình. (0,5 điểm)