MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC MÀ EM ĐÃ HỌC (2 ĐIỂM )- CỒNG CHIÊNG

Câu 2 : Một số nhạc cụ dân tộc mà em đã học

(2 điểm )

- Cồng chiêng: Là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình dáng

nón quai thao, đường kính từ 20 – 60 cm, dùng dùi bọc vải để đánh, âm thanh vang như

tiếng sấm rền.

- Đàn T’rưng: Là nhạc cụ đặc trưng của tây Nguyên, được làm từ các ống nứa, được

làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Một đầu ống bịt kín bằng cách nguyên

các đầu mấu, đầu kia vót nhọn. Dùng dùi để gõ, âm sắc của đàn hơi đục, tiếng không vang

to, vang xa nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn t’rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc

rách, tiềng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.

- Đàn đá: Là một nhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam. Đàn làm bằng các thanh đá có kích

thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Dùng dùi gõ vào ở âm vực cao sẽ tạo ra âm thanh

thánh thót xa xăm ở âm vực trầm đàn đá vang như tiếng vang dội của vách đá.