Ý NGHĨA CỦA VIỆC XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THU THẬP ĐƢỢC TRONG NCKH

Câu 5: Ý nghĩa của việc xử lý và phân tích số liệu thu thập đƣợc trong NCKH?

Đây là giai đoạn có ý nghĩa to lớn trong NCKH, một mắt xích trong tiến trình

nghiên cứu:

Xác định vấn đề, chủ đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu, xác định vấn đề thực tế,

hình thành giả thuyết, định nghĩa một số khái niệm, xây dựng thiết kế nghiên cứu,

thiết kế công cụ, phƣơng tiện thu thập số liệu;

Xây dựng kế hoạch cho phân tích số liệu;

Xử lý, làm sạch và phân tích số liệu đã thu thập đƣợc.

Viết báo cáo

Công bố kết quả

Xử lý số liệu

kiểm tra: Nhằm loại bỏ phế phẩm , bỏ những số liệu không dung đƣợc do thu

thập không đúng phƣơng pháp; tài liệu không xác thực.

F a c e b o o k .c o m / h u fi e x a m

Hiệu chỉnh, sửa chữa số liệu: Nói cách khác là biên tập lại số liệu, sửa các sai

sót do ghi chép hay dung ngôn từ thiếu chính xác.

Mã hóa số liệu: Chuyển số liệu sang dạng số hoặc biểu tƣợng để thuận lợi cho

việc đo đếm và lập bảng.

Tóm tắt và lập bảng số liệu; sơ đồ; biểu đồ; đồ thị tạo nên bức tranh chung về

kết quả nghiên cứu.

Phân tích số liệu

Là quá trình tính toán các chỉ số cần thiết tƣơng ứng với các mục tiêu nghiên cứu

cụ thể, đồng thời phát hiện ra mối lien hệ bản chất,… của vấn đề nghiên cứu.

Cách phân tích số liệu: Căn cứ vào mục tiêu và thiết kế thí nghiệm, mức độ đo

lƣờng, loại số liệu…

Nội dung phân tích: Ƣớc lƣợng tính toán các chỉ số phân tích; kiểm định ý nghĩa

thống kê…

-

Phân tích số liệu thu thập thí nghiệm là công việc quan trọng trong NCKH. Mục

đích của thu thập số liệu là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh

giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.

Có 3 phƣơng pháp thu thập số liệu:

-

Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu: phƣơng pháp này dựa trên nguồn

thông tin sơ cấp và thứ cấp thu đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây

dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.

-

Thu thập số liệu từ thực nghiệm: trong phƣơng pháp này số liệu đƣợc thực hiện

bằng việc quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các nghiệm thực trong thí

nghiệm thƣờng đƣợc lặp lại để làm giảm sai sót trong thu thập số liệu.

-

Phƣơng pháp phi thực nghiệm: là phƣơng pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan

sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại từ đó tìm ra quy luật của chúng.