2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

5.2 Nội dung sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khối 4 + 5; Biện pháp 1: Tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất: Cở sở vật chất là một điều kiện không thể thiếu trong bất kì hoạt động hay lĩnh vực nào. Cơ sở vật chất nơi làm việc có đầy đủ, có phù hợp thì chất lượng làm việc, chất lượng dạy học mới được nâng cao một cách hiệu quả. Làm tốt công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT Thị xã Bình Long và chính quyền địa phương về việc tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất, đặc biệt là bàn học cho học sinh. Nhà trường đã được cấp trên xây dựng thêm một 2 phòng chức năng là phòng Thư viện và phòng Thiết bị; bổ sung thêm bàn ghế đúng qui cách, đảm bảo đủ số bàn ghế cho học sinh. Biện pháp 2: Tăng cường và cải tiến các phương tiện và thiết bị dạy học: Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học là việc nhận thức của đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Qúa trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện và thiết bị dạy học:  Tôi đã tham mưu hiệu trưởng cho đầu tư mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, thiết bị và ĐDDH cho 100% giáo viên.  Phát động các đợt tự làm ĐDDH để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học của nhà trường.  Tổ chức cho giáo viên thi làm và thuyết trình về ĐDDH, qua mỗi đợt thi giáo viên lại có thêm kinh nghiệm làm và sử dụng ĐDDH vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên đã phát huy được tính tích cực và chủ động học tập của học sinh.  Hàng năm, Ban giám hiệu lấy việc làm và sử dụng ĐDDH làm tiêu chí xét thi đua cuối năm học: Mỗi giáo viên có ít nhất 1 ĐDDH có chất lượng và đảm bảo sử dụng ĐDDH trong 90% số tiết dạy trên lớp. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lí: Để từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh, người cán bộ quản lí đổi mới công tác quản lý qua một số công việc cụ thể:  Phân công chuyên môn hợp lí:  Phân công chuyên môn dựa theo nguyên tắc quản lí như sắp xếp lớp học, bố trí nhân sự phải đồng đều, người có kinh nghiệm xen kẽ người thiếu kinh nghiệm.  Phân công công việc cho giáo viên phải phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn, đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh gia đình, bảo đảm tính kế thừa của từng giáo viên. Cụ thể:  Đối với học sinh lớp đầu cấp, cuối cấp, lớp 2 buổi cần ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực, nhiều kinh nghiệm, giảng dạy lâu năm và có điều kiện về thời gian.  Đặc biệt là đội ngũ giáo viên khối 1 và 5, đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường sau 5 năm nên đòi hỏi ban giám hiệu cần cân nhắc, lựa chọn và phân công hợp lí.  Phân công giáo viên theo lớp, đảm bảo một giáo viên có thể dạy được tất cả các khối lớp trong bậc học.  Giao khoán chỉ tiêu chất lượng, thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm Giao cụ thể chỉ tiêu cho từng khối, từng lớp ngay từ đầu năm học. giáo viên thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm chất lượng của lớp.