HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ A, ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN VÌ ĐIỆN TÍCH CỦA MỖI PROTO...

1. Hạt nhân nguyên tử

a, Điện tích hạt nhân

Vì điện tích của mỗi proton bằng một đơn vị điện tích dương (1+) nên trong hạt nhân nếu có Z

proton, thì điện tích của hạt nhân sẽ là Z+. Thực nghiệm cho biết nguyên tử trung hoà điện nên số proton

trong hạt nhân bằng số electron chuyển động quanh hạt nhân. Như vật, trong nguyên tử:

Điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron

Ví dụ: Điện tích hạt nhân nguyên tử oxi là 8+, như vậy nguyên tử oxi có 8 proton và có 8 electron.

Biết được điện tích hạt nhân nguyên tử (cũng như biết được số proton và số electron) tức là nắm được chìa

khóa để nhận biết nguyên tử.

b, Số khối

Tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt hạt nơtron (kí hiệu là N) trong hạt nhân gọi là số khối

của hạt nhân đó (kí hiệu là A).

A = Z + N

Ví dụ: Trong hạt nhân nguyên tử clo có 17 proton và 18 nơtron, vậy số khối của hạt nhân nguyên tử

clo là: 17 + 18 = 35.

c, Khối lượng nguyên tử

Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử.

Nhưng vì khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và nơtron nên khối lượng của

nguyên tử coi như bằng khối lượng của các proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

Ví dụ: Hạt nhân của nguyên tử nhôm có 13 proton và 14 nơtron, xung quanh hạt nhân có 13 electron.

Xác định khối lượng nguyên tử nhôm.

Khối lượng của nguyên tử nhôm coi như bằng khối lượng của 13 proton và 14 nơtron. Khối lượng

của mỗi proton và mỗi nơtron xấp xỉ bằng 1 đv.C. Vậy khối lượng nguyên tử nhôm bằng 27 đv.C.

Như vậy, hạt nhân tuy rất nhỏ so với cả nguyên tử nhưng lại tập trung ở đó hầu như toàn bộ khối

lượng của nguyên tử.