CÂU 2. (5,0 ĐIỂM)DỮ DỘI VÀ DỊU ÊMỒN ÀO VÀ LẶNG LẼSÔNG KHÔNG HIỂU NỔI M...

1,0tạp, bí ân nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn.- Đến hai khổ cuối, sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợicảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành,đồng hiện cùng với hình tượng “em”. Khát vọng của em đã tan rathành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợimột tình yêu trường tồn để âm giai của cả em và sóng cùng hòa nhịpđến vĩnh hằng “ngàn năm còn vỗ”.* Sự vận động của hình tượng “em”.- Em ở hai khổ thơ đầu là một cái tôi đang nung nấu một tình yêucháy bỏng, đầy cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy dễ dàng rung độngtrước hình ảnh giầu tính biểu cảm với tình yêu như sóng và cái tôi ấycũng ẩn chứa bao giai điệu đẹp của khát vọng, của những nỗi bồi hồitrong trái tim của một cô gái trẻ.- Đến hai khổ cuối, qua một hành trình đồng hành cùng sóng vớinhững bí ẩn không lời đáp, với nỗi nhớ, với khát khao vượt qua tấtcả để hướng về nhau, cái tôi tình yêu trong em dường như đã có sựtrưởng thành. Không còn là một cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữamà suy tư của em đã tập trung cho những lo âu, trăn trở về một cuộcđời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệtvọng. Đó vẫn là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng khôngphải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào sựbất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.- Em và sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện,đồng điệu trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượngcũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhàthơ vốn dĩ đã đầy khao khát yêu thương.