CÂU 2.CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ SAU

4 - HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý với ý kiến: " Kỷ

luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi" nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục. Tham khảo gợi

ý dưới đây:

+ Đồng ý: Tôi đồng ý rằng "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi ". Vì tôi cho rằng,

việc giữ vững và rèn luyện kỉ luật là cách tốt để gíữ vững sự kiên định trong suy nghĩ, tâm trí

của con người. Ngược lại, nếu chúng ta không giữ vững kỉ luật, tâm trí và suy nghĩ sẽ dễ bị

tác động theo chiều hướng tiêu cực từ thế giới bên ngoài. Ví dụ như khi đường vắng và nắng,

chúng ta sẽ sẵn sàng vượt đèn đỏ chẳng hạn.

+ Không đồng ý: Tôi không đồng ý, chỉ có "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi". Vì

ngoài yếu tố kỉ luật, những yếu tố khác cũng rất cần thiết để rèn luyện tâm trí như tư duy cần

có để phân tích vả đưa ra chính kiến của bản thân chẳng hạn. Đó cũng là một cách để tâm trí

cá nhân không bị tác động bởi thế giới bên ngoài. Kỉ luật chỉ là một sự lựa chọn để đào tạo

tâm trí cá nhân mà thôi.

+ Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).

II TẬP LÀM VĂN

1 Suy nghĩ về ý kiến nguyên tắc chứ đừng cứng nhắc.

- Nguyên tắc ở đây được hiểu là những điều đã được quy định và dùng làm cơ sở cho các mối

quan hệ xã hội.

- Còn cứng nhắc là những quan niệm không thể thay đổi.

+ Tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Nguyên tắc chứ đừng cứng nhắc. Bởi vì bản chất của nguyên

tắc là những điều (có thể do bạn hoặc người khác) quy định sẵn, không thể thay đối.

+ Nhưng nếu bạn quá cứng nhắc, luôn sống theo nguyên tắc ấy thì e rằng hiệu quả giao tiếp

sẽ khó như ý bạn mong muốn.

- Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn không nên thường xuyên phá vỡ nguyên tắc của

mình. Vì nó sẽ khó giúp bạn giữ vững được những nguyên tắc sống do mình tạo ra.

- Chúng ta còn suy nghĩ thấu đáo trước những tình huống của cuộc sống để quyết định xem

mình nên giữ vững nguyên tắc hay còn sự linh hoạt.

2 Cảm nhận hai đoạn thơ trích trong " Sóng” và " Vội vàng" .

* Mở bài.

- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì

kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn,

vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về

hạnh phúc bình dị đời thường.

- "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái

Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài

thơ in trong tập "Hoa dọc chiến hào". Trong đó tiêu biểu là đoạn thơ: "Cuộc đời tuy dài

thế.... Để ngàn năm còn vỗ." Đoạn thơ thể hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh

viễn vào tình yêu muôn đời, muôn người.

* Thân bài.

- Bài thơ "Sóng" mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang

khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là " sóng" và

"em". Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.

- Đọc cả bài thơ ta thấy quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh, ngoài vẻ đẹp truyền thống là

nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt và nghị lực niềm tin. Đến hai khổ cuối, ta còn thấy nữ sĩ có

một ước vọng thật đẹp là tình yêu được tan vào sóng để dâng hiến và bất tử vĩnh hằng.

- Khổ thơ thứ 8 là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc khoải, tự

nhận thức về mình về tình yêu và hạnh phúc

+ Có hai cặp đối lập (câu 1-2; 3-4) để khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của đời người với dòng

chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ.

+ Khổ thơ thấm thìa nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của cuộc

đời, nhất là của tình yêu, cảm giác hữu hạn này thường xuất hiện ở những con người từng

trải, nhất là từng chịu sự đổ vỡ, mất mát, tổn thương, và vì thế, luôn khao khát sự bình yên,

khao khát sự vĩnh hằng, vô hạn.

- Khổ cuối: Suy nghĩ như thế nhưng Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán

mà thành khát vọng. Từ nhận thức khám phá mà đã mang đến giải pháp (" Làm sao được tan

ra"... "Để ngàn năm còn vỗ"). Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hòa trong tình yêu của mọi

người, tan ra không phải mất đi mà hòa giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu cũng đồng thời

được nhập vào dòng thời gian vĩnh hằng, tình yêu sẽ trường tồn cùng năm tháng, cùng đất

trời, vũ trụ.

- Vậy là, con người sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được cái hữu hạn của cả thời

gian và không gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc

đời nếu họ dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tình yêu.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dạt dào như những đợt sóng biển sóng lòng bồi

hồi da diết.

+ Hình ảnh thơ mộc mạc, ẩn dụ và nhân hóa tài hoa.

Liên hệ đoạn thơ trong bài "Vội Vàng".

- Khát vọng sống trong đoạn thơ "Vội Vàng": Bằng việc sử dụng đại từ: "tôi", "ta"; dùng hàng

loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: "ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn"; sử dụng các bổ ngữ,

các từ láy: "chếnh choáng", "đã đầy", ...ta thấy nhà thơ khao khát một cách lạ lùng: muốn thâu

vào mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời để tận hưởng cảm giác " chếnh choáng mùi

thơm", "đã đầy ánh sáng", "no nê thanh sắc" không chỉ bằng "cái hôn" mà còn mạnh hơn gấp

ngàn lần "muốn cắn vào ngươi". Muốn cắn vào xuân là một ước muốn phi lí của thực tại

nhưng lại được chấp nhận trong thơ. Nó cho thấy khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt

và nét độc đáo trong phong cách biểu hiện.

Điểm tương đồng và khác biệt.

- Tương đồng: cả hai nhà thơ đều thể hiện quan niệm và khát vọng sống mãnh liệt.

- Điểm khác biệt:

+ Với Xuân Quỳnh là sự khao khát được bất tử hóa tình yêu trong giọng thơ dào dạt như

những đợt sóng biểu hiện một trái tim phụ nữ vừa da diết lại vừa nồng cháy.

+ Với Xuân Diệu lại là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt trong giọng thơ sôi nổi trẻ

trung.

- Nguyên nhân: Do phong cách của từng nhà thơ: Xuân Quỳnh là một tiếng lòng cùa một tâm

hồn phụ nữ đầy khát khao hạnh phúc đời thường bình dị còn Xuân Diệu lại là một tiếng lòng

rạo rực băn khoăn cùa một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.

* Kết bài.

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.

- Khẳng định vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm trong lòng bạn đọc.