TRẦN QUỐC TUẤN – SINH NĂM 1924; DÂN TỘC KINH; QUÊ QUÁN

13- Trần Quốc Tuấn – sinh năm 1924; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Định, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Câu hỏi 3: Vì sao nói "Góp phần đánh bại chiến dịch Atlăng của thực dân Pháp ở Phú Yên, quân dân Phú

Yên đã chia lửa với cả nước trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ chấn động địa cầu’’?

Trả lời

Góp phần đánh bại chiến dịch Atlăng của thực dân Pháp ở Phú Yên, quân dân Phú Yên đã chia lửa với cả

nước trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

là vì:

Trước những thất bại to lớn và ngày càng nặng nề trên khắp các chiến trường. Tháng 5-1953, với sự thỏa

thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Navarre sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi xem xét và nghiên cứu tình hình trên các chiến trường, Navarre đệ trình lên Hội đồng quốc phòng

Pháp một kế hoạch quân sự lớn nhằm xoay chuyển tình thế và kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. Trọng tâm

của kế hoạch Navarre là dựa vào sự tăng viện súng đạn và tiền bạc của Mỹ, đưa quân từ chính quốc và các nước

thuộc địa, ra sức xây dựng quân ngụy thành một lực lượng cơ động mạnh. Chiến dịch Át Lăng (Atlante) là một bộ

phận quan trọng của kế hoạch Navarre được chia làm 3 bước:

Bước 1: Sử dụng 22 tiểu đoàn từ Khánh Hòa, Đắk Lắk đánh chiếm tỉnh Phú Yên trong tháng 1-1954.

Bước 2: Sau khi chiếm xong Phú Yên, tăng thêm lực lượng đánh chiếm Quy Nhơn và Bình Định.

Bước 3: Tập trung lực lượng lấy thị xã Quảng Ngãi làm nơi hợp điểm, hoàn thành mục tiêu chiếm vùng tự

do khu V.

Để chuẩn bị cho chiến dịch Át Lăng, tháng 12-1953, Pháp lần lượt đưa binh đoàn cơ động số 10 từ Pháp

sang, điều binh đoàn 100 từ chiến trường Nam Triều Tiên về, điều các binh đoàn số 11, 21 từ Bình-Trị-Thiên vào,

Nam Bộ ra, hợp cùng các binh đoàn cơ động 41, 42 và các tiểu đoàn độc lập tại chỗ, hình thành một lực lượng tập

trung gồm 40 tiểu đoàn.

Trước những hành động của địch, ngày 11-1-1954, Tỉnh ủy họp, thảo luận, nêu cao quyết tâm lãnh đạo lực

lượng vũ trang và nhân dân đánh bại cuộc lấn chiếm, tích cực phục vụ chiến trường vùng sau lưng địch.

Toàn tỉnh Phú Yên sôi sục chuẩn bị vào cuộc chiến đấu to lớn và quyết liệt nhất.

Sáng sớm ngày 20-1-1954, 22 tiểu đoàn địch, trong đó có 4 binh đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn ngụy mở cuộc

tấn công vào Phú Yên. Địch sử dụng máy bay ném bom, bắn pháo dọn đường cho bộ binh, xe cơ giới từ Cheo Reo

đánh xuống Củng Sơn, từ Đèo Cả đánh ra Tuy Hòa, dùng thuyền đổ bộ từ biển vào và dùng máy bay cho quân nhảy

dù xuống thị xã Tuy Hòa.

Địch nhanh chóng chiếm Củng Sơn và thị xã Tuy Hòa, từ thị xã Tuy Hòa đánh ra Chí Thạnh. Từ Củng Sơn,

một cánh quân tiến ra Sơn Định, một cánh khác tiến đến Vân Hòa xuống An Lĩnh về Chí Thạnh; một cánh tiến

xuống An Xuân, rồi về La Hai. Cánh quân chiếm Chí Thạnh tiếp tục hành quân ra Sông Cầu, một bộ phận lên La

Hai đánh ra Xuân Lãnh và từ La Hai địch nối với quốc lộ 1 ra Sông Cầu qua đèo Cây Cưa.

Trước sự tấn công ồ ạt của địch, các lực lượng của ta đã dựa vào các hầm chông, bãi mìn, làng chiến đấu...

chặn đánh quyết liệt. Du kích xã Hòa Hiệp, Hòa Thành (Tuy Hòa), Suối Trai (Sơn Hòa), Xuân Phước, Xuân Quang,

Xuân Long, La Hai (Đồng Xuân) gây cho địch những tổn thất lớn. Riêng tại thị xã Tuy Hòa, đại đội 377 và 385

cùng lực lượng du kích các xã Hòa Thắng, Hòa Kiến chặn đánh địch đổ bộ lên thị xã Tuy Hòa, sau đó dũng cảm tập

kích vào sân bay Tuy Hòa.

Cánh quân từ Tuy Hòa ra Chí Thạnh bị du kích các xã An Chấn, An Mỹ, An Hiệp, An Cư chặn đánh. Trên

đoạn đường gần 30km, địch phải mất 4 ngày và hơn 300 lính chết và bị thương mới tụ được quân.

Tiểu đoàn Ngự lâm quân số 1 vừa đến Đồng Tròn, vùng V An Nghiệp, bị tiểu đoàn 40 và dân quân du kích

đánh thiệt hại nặng.

Đầu tháng 2-1954, tiểu đoàn 375 đã thọc sâu đánh vào vùng sau lưng địch ở huyện Đồng Xuân.

Ngày 7-3-1954, tiểu đoàn 375 cùng dân quân du kích xã An Định, An Nghiệp, Xuân Sơn đánh phục kích

đoạn qua xóm Bầu Vườn (xã Xuân Sơn). Toàn bộ đại đội lính Âu-Phi bị tiêu diệt và bị bắt sống, 26 chiếc xe bị phá

hủy. Địch phản ứng bắn pháo từ La Hai xuống An Định, An Nghiệp và cho lực lượng cơ giới truy kích từ La Hai

xuống cầu Cây Cam ngược về phía An Định, An Nghiệp.

Ngày 10-3-1954, hai cánh quân địch, một từ Sông Cầu vượt đèo Cù Mông, một từ La Hai theo đường số 6

đánh ra Bình Định. Tiểu đoàn 375 cùng bộ đội địa phương huyện Đồng Xuân và du kích các xã lợi dụng địa hình

hiểm trở, phục kích đánh nhiều chặng, địch mất 2 ngày mới hợp quân tại Diêu Trì.

Ngày 17-3-1954, tiểu đoàn 375 lại đánh tập kích vào quân địch đóng tại đèo Quán Cau.

Ngày 21-3-1954, một tiểu đoàn địch từ La Hai càn lên vùng Suối Cối (xã Xuân Phước), nơi địch cho là có

cơ quan đầu não của hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk. Tiểu đoàn 365 thuộc trung đoàn 803 được quân khu phái vào,

phối hợp với dân quân địa phương chiến đấu tiêu diệt gọn tiểu đoàn Ngự lâm quân số 1.

Sau trận Suối Cối, lực lượng địch đóng tại Phước Lãnh, Triêm Đức, Xuân Phước, Xuân Sơn rút chạy.

Thế là chỉ trong vòng hai tháng kể từ ngày địch bắt đầu mở chiến dịch Át Lăng đánh ra Phú Yên (20-1-