TRONG KHI CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ NHÂN DÂN ĐỒNG LOẠT CÔNG KÍCH VÀ...

3. Trong khi các lực lượng vũ trang và nhân dân đồng loạt công kích và khởi nghĩa đánh địch ở các thành thị, lực lượng

vũ trang địa phương huyện và du kích kết hợp với nhân dân giành chính quyền ở huyện, xã, giải phóng toàn bộ nông thôn.

Cùng với việc khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy vào Tết mậu Thân, quân khu

mở đợt tiến công ngắn nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ - ngụy, tiêu hao một phần vật chất và phương tiện

chiến tranh của chúng, kéo lực lượng địch ra xa thành phố, thị xã, tạo sơ hở bên trong; đưa lực lượng vũ trang đột nhập thành thị,

áp sát mục tiêu, cổ động quần chúng chuẩn bị nổi dậy; nghi binh lừa địch, khiến cho chúng bớt nghi ngờ trước những hiện tượng

chuẩn bị rầm rộ của ta. Kết quả: Ta đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn kỵ binh không vận số 3 (ở Quế Sơn, Quảng Nam), phá hủy hàng

chục máy bay, đốt cháy 2 kho đạn và diệt hàng trăm quân Mỹ (ở sân bay Đà Nẵng); riêng ở Tây Nguyên, tính chung từ ngày 3

đến ngày 15 tháng 01 năm 1968, quân và dân ta đã tiêu diệt hàng ngàn quân địch, bắn rơi và phá hủy 60 máy bay, 136 xe quân

sự, đánh sập 75 trại lính. Tuy nhiên, ta cũng gặp không ít tổn thất.

Đến trước ngày tổng tiến công và nổi dậy, đội quân chính trị trên địa bàn quân khu lên khoảng 2 vạn người. Phần lớn

trong số đó là nhân dân vùng căn cứ, vùng giải phóng và vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn. Đội quân này được tổ chức thành

từng đại đội hoặc tiểu đoàn do các đồng chí trong cấp ủy đảng ở các địa phương phụ trách. Theo kế hoạch chung, khi bắt đầu

tiến công, lực lượng này sẽ từ ngoài kéo vào các thành thị, phối hợp với quần chúng ở bên trong khởi nghĩa giành chính quyền.

Theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu, giờ bắt đầu nổ súng đúng vào “giao thừa”. Chính phủ ta dùng lịch theo múi giờ Hà

Nội nên giao thừa ở miền Bắc (đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968) đến muộn hơn giao thừa ở miền Nam (đêm 29 – rạng

ngày 30 tháng 1 năm 1968) một ngày, dẫn đến việc có địa phương nổ súng theo giao thừa miền Bắc, có địa phương nổ súng theo

giao thừa miền Nam. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu lệnh thống nhất giờ nổ súng theo giao thừa miền Bắc. Trong lúc

các lực lượng vũ trang chỉ chờ đến giờ là hành động thì quân khu nhận được lệnh lui thời gian nổ súng lại một ngày để thống

nhất phối hợp với toàn miền, nhưng do thông tin liên lạc lúc này còn nhiều khó khăn nên một số đơn vị (nhất là các đơn vị ở phía

nam) đã không kịp nhận được lệnh, vẫn nổ súng theo thời gian cũ.

Đối với chiến trường Phú Yên, kế hoạch tổng công kích của quân khu xác định rõ: “Ở Phú Yên, Trung đoàn 10 đánh cắt

đường số 1 ở đèo Cù Mông tạo thế chia cắt giữa Bình Định và Phú Yên, ngăn không cho quân địch từ Phú Yên theo đường số1

ra phản kích vào lực lượng khởi nghĩa tại Qui Nhơn. Nhiệm vụ giải phóng Tuy Hòa do lực lượng địa phương và nhân dân kết

hợp công kích và khởi nghĩa để giải quyết.” Quân khu chủ trương chiến trường ở Phú Yên thuộc hướng tiến công thứ 3: Phú

Yên – Khánh Hòa. Trên hướng tiến công này, mục tiêu đề ra là: làm tan rã quân ngụy tại chỗ; diệt một bộ phận quân Nam Triều

Tiên; thu hút và kiềm chế một phần quân Mỹ; đánh phá, cắt giao thông bắc – nam và lên Tây Nguyên; không cho địch tiếp ứng ra

Qui Nhơn. Trọng điểm là thị xã Tuy Hòa và thành phố Nha Trang. Tại thị xã Tuy Hòa, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của

quần chúng tại chỗ và từ nông thôn vào đêt tiêu diệt địch, giành chính quyền về tay nhân dân.

Cùng với củng cố lực lượng vũ trang, quân khu chỉ đạo tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng

chính trị mạnh, sẵn sàng cho tổng nổi dậy và giành chính quyền. Mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương và nhân dân vùng căn cứ,

vùng địa hậu khẩn trương chuẩn bị mọi mặt (vũ khí, lương thực – thực phẩm, thuốc…) kịp cho ngày nổ súng.

*** Kế hoạch của Tỉnh ủy Phú yên về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở khu 5, ở Phú Yên:

Cuối tháng 11 – 1967, Tỉnh ủy tổ chức mở rộng hội nghị tại Suối Phẩn (Hòa Mỹ, Tuy Hòa 1) để quán triệt Nghị quyết về

chuẩn bị cho cuộc tổng công kích và nổi dậy của Khu 5. Sau hội nghị, Tỉnh ủy quyết định chuyển về đứng chân ở xã Sơn Long

(Sơn Hòa) để tiện việc chỉ đạo. Đó là một quyết định sáng suốt, bởi nếu chần chừ do dự không cương quyết dời cơ quan chỉ đạo

về Sơn Long mà bám khu vực bến Đá, Suối Phẩn thì chẳng những gặp nhiều trở ngại cho việc nắm tình hình lãnh đạo chỉ huy

chung toàn tỉnh mà còn gặp khó khăn về lương thực; mặt khác hướng trọng điểm là thị xã Tuy Hòa.

Đến cuối tháng 12 – 1967, Tỉnh ủy tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị về phương hướng chiến

lược mới, tập trung lực lượng hướng trọng điểm vào thị xã, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu quan trọng, kết hợp quần chúng

trong và ngoài thị xã thực hiện phương châm tiến công và nổi dậy để giải phóng thị xã; Ở các huyện tiến hành phối hợp đánh sâu

vào quận lị, chi khu căn cứ hậu cần của địch, làm tan bộ máy ngụy quyền ở nông thôn, thực hiện công kích và khởi nghĩa giành

chính quyền, đưa dân về làng cũ.

Đầu tháng 01 – 1968, Nghị quyết Tỉnh ủy được phổ biến nhanh chóng đến cán bộ các cấp, các ngành trong tỉnh. Nghị

quyết Tỉnh ủy Phú Yên đề ra nhiệm vụ ,mục tiêu: “tập trung lực lượng vào hướng trọng điểm thị xã Tuy Hòa, tiêu diệt bằng được

một số mục tiêu quan trọng, kết hợp với quần chúng bên trong và bên ngoài thị xã, thực hiện phương châm công kích và giải

phóng thị xã Tuy Hòa. Các huyện tập trung đánh vòa quận lý, chi khu, hậu cứ , hậu cần của địch, làm tan bộ máy ngụy quyền xã,

thôn, thực hiện công kích và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”; “ lực lượng nổi dậy tại chỗ bên trong, phối hợp với

lực lượng bên ngoài thị xã, khi lực lượng vũ trang tấn công vào bộ máy ngụy quân, ngụy quyền cấp tỉnh và cơ quan đầu não tê

liệt thì lực lượng quần chúng nổi dậy xuống đường cùng với lực lượng vũ trang, lực lượng quần chúng bên ngoài kéo vào khởi

nghĩa giành chính quyền, truy quét địch, vận động binh lính đào rã ngũ”.

Theo chủ trương chung của Đảng ủy Quân khu, căn cứ vào thực lực quân sự, chính trị của ta trong tương quan

lực lượng với địch, Đảng ủy A9 và Tỉnh ủy Phú Yên vạch kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường Phú Yên: