TÌM NGHIỆM CỦA CÁC ĐA THỨC SAU.F(X) = 3X – 6; H(X) = –5X + 30 G(X)=(X-...

Bài 5: Tìm nghiệm của các đa thức sau.

f(x) = 3x – 6; h(x) = –5x + 30 g(x)=(x-3)(16-4x) k(x)=x

2

-81 m(x) = x

2

+7x -8 n(x)= 5x

2

+9x+4

B. PHẦN HÌNH HỌC:

I.Lý thuyết:

- Xem lại phần ôn tập chương 2 ở SGK tập 1 trang 139

- Thuộc và vẽ hình minh hoạ các trường hợp bằng nhau của tam giác, tam giác vuông

- Thuộc và vẽ hình minh hoạ định nghĩa và các định lí về tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều

- Thuộc và vẽ hình minh hoạ định lí Py-ta-go và định lí Py- ta- go đảo, trực tâm của tam giác

- Xem bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ ở SGK tập 2 trang 84,85 và xem lại các kiến thức ở chương 3

- Cần phân biệt trọng tâm, điểm cách đều ba cạnh, điểm cách đều ba đỉnh, trực tâm của tam giác

II. Một số phương pháp chứng minh trong chương II và chương III

1. Chứng minh hai tam giác bằng nhau, tam giác vuông bằng nhau: sử dụng các trường hợp bằng nhau c-c-c, c-

g-c, g –c –g, cạnh huyền – góc nhọn, cạnh huyền – cạnh góc vuông (xem SGK tập 1 trang 139)

2. Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau:

-

Cách1: chứng minh hai tam giác bằng nhau.

-

Cách 2: chứng minh hai đoạn thẳng( hai góc) là hai cạnh ( hai góc) của một tam giác cân, đều, vuông cân

-

Cách 3: sử dụng tính chất bắc cầu, cộng trừ theo vế, hai góc bù nhau .v. v.

3. Chứng minh tam giác cân:

-

Cách1: chứng minh hai cạnh bằng nhau hoặc hai góc bằng nhau.

-

Cách 2: chứng minh một tam giác có hai trong bốn loại đường (trung tuyến, phân giác, trung trực, đường cao)

trùng nhau

-

Cách 3:chứng minh tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau v.v.

4. Chứng minh tam giác đều:

-

Cách 1: chứng minh 3 cạnh bằng nhau hoặc 3 góc bằng nhau.

-

Cách 2: chứng minh tam giác cân có 1 góc bằng 60

0

.

5. Chứng minh tam giác vuông:

-

Cách 1: Chứng minh tam giác có 1 góc vuông hoặc có tổng hai góc bằng 90

0-

Cách 2: Dùng định lý Pytago đảo.

-

Cách 3: Dùng tính chất: “đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nữa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác

vuông”.

6. Chứng minh tia Oz là phân giác của góc xOy:

- Cách 1: Chứng minh góc xOz bằng yOz.

- Cách 2: Chứng minh điểm M nằm trong góc xOy và cách đều 2 cạnh Ox và Oy.

7. Chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng AB

- Chứng minh đường thẳng đó vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng(kiến thức HK1)

- Dựa vào định lí 2(định lí đảo )ở SGK tập 2 trang 75, ta chứng minh 2 điểm thuộc đường trung trực của đoạn

thẳng AB (kiến thức HK2)

- Dựa vào tính chất của tam giác cân

8. Chứng minh bất đẳng thức, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, 3 đường đồng qui (cùng đi qua một điểm), hai

đường thẳng vuông góc v. v. . . (dựa vào các định lý tương ứng ).

III. Bài tập :

*HS xem l góc xem lại và làm lại các bài tập sau:

Các bài ở SGK tập1: 39,40,41, 43,44 tr124; 51,52 tr 128; 53, 54,56;

Các bài ở SGK tập2:1,2,5tr55; 13tr60; 18,19tr63; 28tr67 34tr71; 38,39,40tr73; 45,46,47tr76; 55tr80; 59,

60,61tr83; 8tr92 .

Xem thêm các bài ở SBT tập 2: 6,7,8tr37; 12,15tr38; 30tr41; 33tr42; 49,51tr46; 61tr48; 68,69,71tr50;

76,77,78,79tr51…