BÀI 32KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO

2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là

ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-

tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-

tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều

này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ

mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.

* Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí

và hơi thở.

-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

-Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các

nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước

vôi trong vào cốc cho các nhóm.

-Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.

-Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi

mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều

lần.

-Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải

thích tại sao ?

-Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm,

các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của

chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp

nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ

lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.

- Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày

càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân

bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực

vật.

* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

-GV tổ chức cho HS thảo luận.

-Chia nhóm HS.

-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4,

5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em

trong không khí còn chứa những thành phần nào

khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.

-GV giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều

được tham gia.

-Gọi các nhóm trình bày.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết,

trình bày lưu loát.

* Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi,

nhiều loại vi khuẩn.