MỘT NGƯỜI DÙNG HAI BÀN TAY NÉN VÀO HAI ĐẦU CỦA MỘT THƯỚC KẺ, LÀM CH...

2. Một người dùng hai bàn tay nén vào hai đầu của một thước kẻ, làm cho nó

đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên thước kẻ và lên hai bàn tay?

D. MỞ RỘNG KIẾN THỨC:

Thông thường khi có một vật tác dụng lực lên một vật khác thì có sự tiếp

xúc giữa hai vật đó, thí dụ như một quả bóng đập vào tường, khi bàn tay ta nén

chiếc lò xo,...

Nhưng khi một nam châm hút một vật nặng bằng sắt thì không cần có sự

tiếp xúc giữa hai vật đó. Trước kia người ta cho rằng thanh nam châm có khả

năng tác dụng những lực tức thời lên những vật bằng sắt ở quanh nó, nghĩa là khi

một thanh nam châm được đưa đến nơi nào đó thì ngay lập tức các vật bằng sắt ở

quanh nó bị nó hút hoặc đẩy. Mãi tới thế kỉ XIX người ta mới biết được rằng lực

hút hoặc đẩy của thanh nam châm truyền đi trong không gian với một vận tốc

nhất định, bằng vận tố ánh sáng trong chân không, tức là gần 300 000 km/s.

Vận tốc đó rất lớn, nên trong đời sống hằng ngày ta vẫn có thể coi rằng tác

dụng của nam châm truyền đi tức thời. Nhưng trong những hiện tượng cần tính

toán với một độ chính xác rất cao, ta không thể bỏ qua vận tốc truyền đó, cụ thể

là phải tính đến thời gian truyền rất nhỏ của tác dụng.

Tiết : 11+12 Ngày soạn : 16/10/2010

BÀI TẬP : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA

LỰC

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :