CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

2. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ công nghiệp: a. Điểm công nghiệp: - Gồm 1 đến 2 xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau. - Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. - Đồng nhất với một điểm dân cư. - Thường hình thành ở Tây Nguyên, Tây Bắc. b. Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung): - Hình thành thập niên 90, đã và đang đem lại hiệu quả cao. - Đặc điểm: + Có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi. + Tập trung nhiều xí nghiệp trên một khu vực. + Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. + Không có dân cư sinh sống. - Phân bố: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐB Sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung. c. Trung tâm công nghiệp: - Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn. - Có các ngành chuyên môn hoá và các ngành hỗ trợ và phục vụ. - Về quy mô: 3 loại: + Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia: Tp.HCM, Hà Nội + Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. + Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang. d. Vùng công nghiệp: - Là hình thức ở trình độ cao nhất, không gian rộng lớn, bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nét tương đồng trong quá trình hình thành. Có một vài ngành chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá, các ngành phục vụ, bổ trợ. - Có 6 vùng công nghiệp. + Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trừ Quảng Ninh). + Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh. + Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. + Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). + Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng. + Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.