5 NGUYÊN TẮC TÍN DỤNGKHI THAM GIA VÀO QUAN HỆ TÍN DỤNG, CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN VÀ CÁC NGÂN HÀNG ĐỀU QUÁN TRIỆT CÁC NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG

2.1.1.5 Nguyên tắc tín dụng

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các

Ngân hàng đều quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Các nguyên tắc tín dụng được

hình thành bắt nguồn từ bản chất tín dụng, được khẳng định trong hoạt động thực

tiễn của Ngân hàng và được pháp lý hóa.

Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên

hợp đồng tín dụng.

Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã

được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận.

Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh

doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn

không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục

đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó,

tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hnàg có quyền yêu cầu buộc bên vay

phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành

động của bên vay về phương diện này.

Nguyên tắc 2: tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín

dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn

trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Ngân

hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển

giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn,

bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chi

phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.

Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn

của tín dụng: tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm

bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm

bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân

hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động.

Đối với công việc hạch toán của từng Ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc

này đảm bảo tạo điều kiện vật chất (thu nhập) cho sự duy trì và phát triển của

Ngân hàng, thể hiện tính kinh doanh của tín dụng. Hơn nữa, do phương thức hoạt

động của các Ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên tính hoàn trả của tín dụng

càng khẳng định như một cơ chế tồn tại của Ngân hàng.