2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 15 THÁNG 08 NĂM 2007 Ở “ĐIỀU 7

43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 ở “Điều 7: Đăng ký nhập học -

Khoản 2. c. Phiếu nhận cố vấn học tập.” [1, 4] Đồng thời, học theo tín chỉ là hình thức

đào tạo không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức

định sẵn, khi nào tích lũy đủ thì ra trường. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo

học phần, vào đầu mỗi học kỳ, sinh viên được chủ động đăng ký các học phần phù

hợp với năng lực và điều kiện học tập. Nhờ đó, sinh viên được hoàn toàn chủ động lựa

chọn trong việc tích lũy nhóm kiến thức phù hợp với định hướng nghề nghiệp, với

năng lực, với sở thích và với kế hoạch cá nhân. Bên cạnh đó, học theo tín chỉ cũng

mang đến những khó khăn cho sinh viên như: sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập,

tự xây dựng thời khóa biểu riêng cho mình dựa trên chương trình đào tạo… Do đó, đa

số các Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ đã và

đang quan tâm đến hoạt động cố vấn học tập của cố vấn học tập. Tuy nhiên, sau gần

10 năm thực hiện công tác cố vấn học tập này những không ít trường còn gặp khó

khăn và dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa cao. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành

khảo sát thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập (CVHT)

1

TS – Viện Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

125

ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và sau khi phân tích các số liệu

thu được, đưa ra kết luận rằng:

“- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và

chương trình đào tạo (40.9%), hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%), tuy nhiên,

CVHT còn ngộ nhận về việc hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình.

- CVHT còn yếu trong việc thực hiện chức năng có liên quan đến tư vấn cho

sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo; quy chế rèn luyện và chế độ chính sách

của sinh viên; cho sinh viên lời khuyên khi gặp khó khăn trong học tập.

- CVHT chưa thông báo các quy định, chủ trương, chính sách kịp thời cho sinh

viên; chưa hướng dẫn sinh viên đăng ký môn học; chưa khuyến khích tạo điều kiện

cho sinh viên tham gia hoạt động sinh hoạt học thuật và nghiên cứu khoa học.

- CVHT chưa giải đáp ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, góp ý của sinh viên

đối với nhà trường.

- CVHT chỉ sinh hoạt lớp/nhóm 1 lần trong 1 học kỳ.

- Hình thức liên lạc với SV bằng điện thoại di động được CVHT sử dụng nhiều

nhất.

- Thái độ trong khi thực hiện công việc của CVHT được CVHT và SV đánh giá

cao ở mức thường xuyên và rất thường xuyên ở các tiêu chí “Sẵn sàng trả lời SV”,

“Nhiệt tình với sinh viên” và “Quan tâm đến sinh viên kịp thời”. Số liệu này đã chỉ ra

tinh thần trách nhiệm của CVHT trong việc triển khai công tác CVHT mà mình đảm

nhiệm, luôn sẵn sàng trước các vấn đề cần giải đáp của SV.

- Nhu cầu về sinh hoạt 2 tiết/tuần của SV cao 53,1% trong khi ý kiến của CVHT

chỉ có 34,5% và CVHT chỉ sắp xếp 1 tiết/tuần để tiếp xúc với sinh viên. Đồng thời, số

lần họp lớp trong 1 tháng cũng tập trung ý kiến của CVHT và SV là 1 lần nhưng lại

bất đồng về thời điểm họp lớp. Điều này cho thấy, cần phải thay đổi tổ chức hệ thống

cố vấn học tập để những giảng viên hay cán bộ quản lý đảm nhiệm chuyên trách

CVHT sẽ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, trao đổi với SV.

- CVHT còn xem nhẹ hoạt động “Hướng dẫn SV quy trình đăng ký môn học”,

có đến 65,5% CVHT không chọn hoạt động này. Phải chăng CVHT cho rằng hoạt

động này đã được nhà trường thực hiện vào đầu năm học cho toàn thể SV. Điều này

cần xem xét lại.

- Với hoạt động “Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo

Khoa/Viện” cũng có đến 54.5% CVHT không cho là hoạt động góp phần nâng cao

hiệu quả công tác CVHT.

- Còn lại 11 hoạt động được trên 50% CVHT đồng ý là hoạt động để nâng cao

126

- CVHT mong muốn được tư vấn và hỗ trợ cho khoảng 31 đến 50 sinh viên.

- CVHT mong muốn được trả thù lao theo số tiết quy đổi là 30 tiết trong 1 học

kỳ.

- Hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CVHT và rèn luyện về Đổi

mới hoạt động CVHT & rèn luyện theo mô hình hiện nay và Thay đổi mô hình CVHT

& rèn luyện được CVHT và SV đồng ý là:

+ Thực hiện đánh giá CVHT từ sinh viên;

+ Phối hợp giữa đơn vị chức năng trong công tác CVHT;

+ Xác định rõ quyền và lợi của CVHT;

+ Bồi dưỡng năng lực công tác CVHT và rèn luyện cho đội ngũ CVHT;

+ Thay đổi quy chế CVHT & rèn luyện chi tiết và cụ thể;

+ Đánh giá điểm rèn luyện qua mạng từ các sinh viên khác trong nhóm;

+ CVHT chuyên trách là giảng viên;

+ CVHT chuyên trách là giảng viên được lựa chọn từ các khoa.

Công tác CVHT và rèn luyện cần được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể, đo

lường được chính xác kết quả công tác CVHT & rèn luyện.” [2, 40 - 42]

“- Thực hiện công tác cố vấn học tập và rèn luyện chỉ dựa theo sổ tay cố vấn học

tập tháng 9/2005, trong sổ tay này quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học

tập và rèn luyện; tiêu chuẩn tổ chức và quyền lợi chưa được cụ thể và rõ ràng. Mô

hình cố vấn học tập theo Khoa.

- Số sinh viên và số nhóm phân công cho một cố vấn học tập quá chênh lệch.

- CVHT chưa hoàn thành chức năng và nhiệm vụ như trong quy định của một số

trường mà nhóm đã phân tích.

- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và

chương trình đào tạo (40.9%) và hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%).

- Trong 7 tiêu chí của nhóm tiêu chí về tư vấn và hỗ trợ sinh viên của CVHT tập

đạt hiệu quả còn thấp.

- Nhóm tiêu chí về chấm điểm rèn luyện của CVHT đạt hiệu quả còn thấp.

- Nhóm tiêu chí về “Thái độ của CVHT khi tiếp xúc, làm việc với SV” là có hiệu

quả.” [2, 55]

Sau khi phân tích kết luận của thực trạng này, những nguyên nhân cơ bản dẫn

đến thực trạng công tác CVHT & rèn luyện chưa hiệu quả được khẳng định là do:

- Quy định về công tác CVHT chưa cụ thể và rõ ràng.

- Mô hình CVHT theo Khoa không còn phù hợp.

- Năng lực CVHT còn hạn chế.

- Chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác cố vấn học tập.

127

- SV chưa ý thức được tầm quan trọng và chưa thực hiện tốt công tác HSSV &

rèn luyện.

- Sử dụng email, trang web trong SV và CVHT còn hạn chế.

Dựa trên 6 nguyên nhân này, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học

tập và rèn luyện của cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí

Minh được đề xuất.