2015. Thí sinh phải có điểm xét lớn hơn hoặc bằng 6 điểm.
Công thức tính điểm xét (ĐX)
a/ Đối với các nhóm ngành không có môn chínhĐiều kiện đăng ký xét tuyển
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì,
đã được công nhận tốt nghiệp THPT và đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT về ngưỡng
đảm bảo chất lượng đầu vào.
Tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 3 môn xét tuyển, tính cho 6 học kỳ
THPT từ 20 trở lên (trường sẽ kiểm tra điều kiện này dựa trên học bạ THPT bản gốc
của thí sinh trúng tuyển khi đến làm thủ tục nhập học).
Điểm xét (ĐX) vào Đại học Bách Khoa (theo cách tính trên) thí sinh phải đạt ≥ 6.
Riêng chương trình đào tạo quốc tế do các trường đối tác nước ngoài cấp bằng với mã
QT31, QT32 và QT33, ngưỡng điểm xét là: ĐX ≥ 5,5.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có:
- Giấy đăng ký xét tuyển.
- Bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi, có ghi rõ đợt xét tuyển và điểm thi.
- Một phong bì dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ báo tin của thí sinh.
Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng vào trường, hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp
thêm các giấy tờ sau để được xét cộng điểm ưu tiên: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển;
Giấy chứng nhận đoạt giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia hoặc hội thi
khoa học kỹ thuật năm 2015.
Hướng dẫn ghi và nộp Giấy đăng ký xét tuyển
Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường (Phòng hội thảo C2
của Đại học Bách Khoa Hà Nội) hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện theo phương thức
chuyển phát nhanh.
Thời gian nhận hồ sơ của đợt xét tuyển NV1: Từ 8h ngày 1/8 đến 17h ngày 20/8, kể cả
các ngày thứ bảy và chủ nhật.
Trong các ngày 1 đến 2/8, trường tổ chức tư vấn trực tiếp cho thí sinh tại Hội trường
C2 về lựa chọn ngành học và hướng dẫn làm Hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Thí sinh được phép đăng ký tối đa 4 nguyện vọng theo nhóm ngành (gọi tắt là nguyện
vọng ngành).
Các nhóm ngành (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có chung một mã xét tuyển, có
cùng tổ hợp các môn xét tuyển cùng điểm chuẩn trúng tuyển.
Việc phân ngành học (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau năm
học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên.
Các nhóm ngành Kỹ sư/Cử nhân kỹ thuật (mã KTxx) theo mô hình đào tạo 4+1: Sinh
viên sẽ được tự chọn học chương trình 4 năm để nhận bằng Cử nhân kỹ thuật hoặc
chương trình 5 năm để nhận bằng Kỹ sư.
Riêng ngành Kỹ thuật hạt nhân (mã KT52), trường sẽ tuyển sinh 2 lớp: Lớp thứ nhất
(30 sinh viên) được tuyển chọn để đào tạo theo chương trình tiên tiến về Ứng dụng kỹ
thuật hạt nhân trong lĩnh vực năng lượng; Lớp thứ hai (30 sinh viên) được đào tạo về
Kỹ thuật hạt nhân như các khóa trước.
Các nhóm ngành Kinh tế - Quản lý (mã KQ1- KQ3) học 4 năm nhận bằng Cử nhân
như các trường đại học khác.Nhóm ngành Cử nhân công nghệ (mã CN1-CN3) đào tạo
chương trình đại học 4 năm, nhẹ hơn khối kỹ thuật về kiến thức nền tảng cơ bản nhưng
chú trọng hơn kỹ năng thực hành - ứng dụng.
Bằng Cử nhân công nghệ và bằng Cử nhân kỹ thuật có giá trị như nhau, tuy nhiên Cử
nhân công nghệ muốn học tiếp để nhận bằng Kỹ sư sẽ phải cần thêm thời gian học
khoảng 1,5 năm.
Thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo quốc tế (mã QTxx) có trên trang
sie.hust.edu.vn của Viện Đào tạo Quốc tế.
Sau khi tiếp nhận Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ
tạo lập các tài khoản cá nhân cho thí sinh trên website tuyển sinh:
http://tsx.hust.edu.vn của trường để có thể tự bổ sung hoặc điều chỉnh nguyện vọng
ngành đã đăng ký từ ngày 2/8/2015 đến 11h ngày 19/8/2015.
Sau thời gian trên trường không nhận bất cứ một nguyện vọng điều chỉnh nào thêm.
Nguyên tắc xét tuyển: Trường thực hiện xét tuyển theo các nguyện vọng ngành của thí
sinh đã đăng ký (xếp theo thứ tự ưu tiên trên Giấy đăng ký xét tuyển), nếu đạt nguyện
vọng nào sẽ không xét các nguyện vọng sau.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào một nhóm ngành chỉ căn cứ trên kết quả thi (Điểm xét)
của thí sinh, không phân biệt nguyện vọng ghi ở thứ tự nào (1, 2, 3 hay 4) giữa các thí
Bạn đang xem 2015. - Công thức tính điểm xét tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội