2. NGUỒN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG. NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠN...

1.2. Nguồn của vốn lưu động.

Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại gồm vốn tự có, vốn

coi như tự có và vốn đi vay:

- Vốn tự có gồm:

+ Nguồn vốn pháp định gồm: nguồn vốn lưu động do ngân sách hoặc

cấp trên cấp cho đơn vị (vốn cấp lần đầu và cấp bổ sung), nguồn vốn cổ

phần nghĩa vụ do các cổ đông đóng góp hoặc vốn pháp định của chủ xí

nghiệp tư nhân.

+ Nguồn vốn tự bổ sung: hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp (thông qua các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất), các

khoản chênh lệch giá hàng hoá tồn kho.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết gồm có các khoản vốn của các đơn vị

tham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyên

liệu, vật liệu, công cụ lao động...

- Vốn coi như tự có: do phương pháp kế toán hiện hành có một số

khoản tiền tuy không phải của doanh nghiệp nhưng có thể sử dụng trong thời

gian rỗi để bổ sung vốn lưu động, người ta coi như là vốn tự có. Thuộc

khoản này có: tiền thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí trích trước chưa

đến hạn phải chi có thể sử dụng và các khoản nợ khác.

- Nguồn vốn đi vay: để bảo đảm kịp thời thanh toán với ngân hàng

trong khi chưa bán được hàng hoặc sự không khớp trong thanh toán, các

doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên có liên hệ với các tổ chức cho

vay như: ngân hàng công thương, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần...

để vay tiền. Nguồn vốn đi vay là một nguồn quan trọng, tuy nhiên vay dưới

các hình thức vay khác nhau có tỉ lệ lãi suất khác nhau và phải trả kịp thời cả

vốn và lãi vay khi bán được hàng.