NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A, ĐỊNH NGHĨA TẤT CẢ CÁC NGUYÊN TỬ CÓ CÙNG ĐIỆN T...

2. Nguyên tố hoá học

a, Định nghĩa

Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

Như vậy, các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có cùng số proton và cùng số electron.

Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân là 17+ đều thuộc nguyên tố clo. Các nguyên

tử của nguyên tố clo đều có 17 proton và 17 electron.

Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố tự nhiên và khoảng 17 nguyên tố nhân tạo (tổng số

khoảng 109 nguyên tố). Các nguyên tố nhân tạo chưa được phát hiện thấy trên Trái Đất hay bất kì nơi nào

khác trong vũ trụ mà được điều chế trong phòng thí nghiệm.

Tính chất của một nguyên tố hoá học là tính chất của tất cả các nguyên tử của nguyên tố đó.

b, Số hiệu nguyên tử

Điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hoá học và thường được kí hiệu là Z.

Ví dụ : Số hiệu nguyên tử của nguyên tố urani là 92. Vậy : điện tích hạt nhân nguyên tử urani là 92+ ;

có 92 proton trong hạt nhân và 92 electron ngoài lớp vỏ.

c, Kí hiệu các nguyên tử

Để đặc trưng đầy đủ cho một nguyên tố hoá học, bên cạnh kí hiệu thường dùng, người ta còn ghi các

chỉ dẫn sau:

A

Z

X

X : kí hiệu của nguyên tố

Z : số hiệu nguyên tử

A : số khối A = Z + N

Từ kí hiệu trên ta có thể biết được :

- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố clo là 17 ; điện tích hạt nhân nguyên tử là 17+ ; trong hạt nhân có

17 proton và (35 - 17) = 18 nơtron.

- Nguyên tử clo có 17 electron chuyên động quanh nhân.

- Khối lượng nguyên tử của clo là 35 đv.C.