A) PHÁT BIỂU QUY TẮC THẾ Ở VÒNG BENZEN.B) TỪ BENZEN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH...

Bài 2 :

a) Phát biểu quy tắc thế ở vòng benzen.

b) Từ benzen viết phương trình phản ứng điều chế ortho-bromnitrobenzen và meta-

Bromnitrobenzen (ghi rõ điều kiện phản ứng).

GIẢI :

a) Quy tắc thế ở vòng benzen :

- Khi vòng benzen có nhóm thế đẩy electron(gốc ankyl hoặc –OH, –NH2, –Cl, –Br…) phản ứng

thế xảy ra dễ hơn so với benzen và ưu tiên thế vào vị trí ortho hoặc para.

- Khi vòng benzen có nhóm thế rút electron (nhóm thế có liên kết như –NO2, - COOH, -CHO,

-SO3H,…) phản ứng thế khó hơn (so với benzen) và ưu tiên thế vào vị trí meta.

b) Các phương trình phản ứng :

* Điều chế ortho – bromnitrobenzen :

* Điều chế meta – bromnitrobenzen :

v Bài tập tương tự :

1) Viết phương trình phản ứng của butin-1, butadien-1,3 với H2, Br2, HCl, H2O. Gọi tên sản phẩm.

2) Khi trùng hợp butadien-1,3 với xúc tác Na ta thu được cao su Buna có lẫn 2 sản phẩm phụ A và

B. A là một chất dẻo không có tính đàn hồi, mỗi mắt xích có một mạch nhánh là nhóm vinyl. B là hợp

chất vòng có tên là 1-vinyl xiclohexan-3 có phân tử bằng 108. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

dưới dạng CTCT.

3) Phản ứng cracking là gì? Viết các phương trình phản ứng dạng tổng quát khi cracking một

ankan.

- Khi cracking butan thu được một hỗn hợp gồm 7 chất, trong đó có H2 và C4H8. Hỏi CTCT của

butan là n hay iso? Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra?

4) Olefin là gì? Với CTPT CnH2n có thể có các chất thuộc dãy đồng dẳng nào? Nêu tính chất hóa

học cơ bản của nó?

Viết phương trình phản ứng khi cho propylen tác dụng với O2; dd Br2; HCl; dd KMnO4; phản ứng

trùng hợp.

Hợp chất C6H12 khi cộng hợp HBr chỉ thu được một sản phẩm duy nhất, định CTCT có thể có của

olefin này và viết phương trình phản ứng.

5) Viết phương trình phản ứng (nếu có) của các hợp chất sau với dung dịch AgNO3/NH3

a) Axetylen

b) Butin-1

c) Butin-2

6) Viết phương trình phản ứng (nếu có) giữa các chất sau với Brom, ghi rõ điều kiện: dd, to, khí…

(nếu có):

a) Isopren (1:1)

b) Toluen

c) Benzen

d) Styren

7) Viết phương trình phản ứng (nếu có) giữa các chất sau:

a) Toluen + dd KMnO4

b) Propylen + AgNO3/NH3 dư

c) Styren + dd KMnO4 + Ba(OH)2

d) Axetylen + dd KMnO4_+ H2SO4

e) Propin +dd KMnO4_+ H2SO4

8) Muốn điều chế n-pentan, ta có thể hidro hóa những anken nào? Viết CTCT của chúng.

9) Viết phương trình phản ứng điều chế các hợp chất sau đây từ những anken thích hợp :

a) CH3CHBr – CHBrCH3

b) CH3CHBr – CBr(CH3)2

c) CH3CHBr – CH(CH3)2

6 BÀI TẬP SO SÁNH GIẢI THÍCH CẤU TẠO, TÍNH CHẤT

HÓA HỌC CỦA CÁC HYDROCACBON

v Nguyên tắc : Dựa vào sự so sánh về đặc điểm cấu tạo các chất rồi suy ra tính chất hóa học của

các chất đó.

v Bài tập ví dụ :