(5.0 ĐIỂM) VẬN DỤNG CAO TRONG BÀI KÍ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng cao Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của sông Hương: Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầmrộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáyvực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗquyên rừng.” Khi về đến thành phố Huế: “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ôKim Long”; “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòngsông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “Đấy là điệu slow tình cảm dànhriêng cho Huế”; “sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.” Hãy phân tích những chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó nhậnxét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.HƯỚNG DẪN LÀM BÀICâu Nội dungĐọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học Cách giải: Phong cách ngôn ngữ chính luận/Phong cách chính luận. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích HS nêu ít nhất được hai thách thức: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ônhiễm, thay đổi nghề nghiệp ... 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Tác dụng của phép điệp cấu trúc: - Tạo nhịp điệu giục giã. - Nhấn mạnh và khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối đầu với thách thức của cácbạn học sinh. 4. Học sinh có thể tùy theo hiểu biết cá nhân mà đưa ra các thông điệp khác nhau, cần đảm bảotính hợp lí, thuyết phục và logic. Nêu ra được ít nhất hai thông điệp. Ví dụ: - Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp; tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại và nghềnghiệp trong tương lai để có lựa chọn đúng đắn. - Cần dũng cảm để thay đổi. - Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng tránh, bị động mà cầnchủ động, linh hoạt. - Cần có tư duy phản biện để giúp con người trưởng thảnh trong một xã hội đang phát triểnvới một tốc độ nhanh chóng. Làm văn1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xíchhoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải có lòng dũng cảm để thay đổi. c. Triển khai vấn để nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiềucách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự quan trọng của lòng dũng cảm mang tới sự thayđổi trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - “Cốt lõi” là chỉ yếu tố nòng cốt, quan trọng nhất -> quan niệm khẳng định yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thay đổi là lòng dũng cảm. - Đây là quan niệm đúng đắn. Bởi khi có lòng dũng cảm mỗi bạn trẻ mới có thể thay đổiđược bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xãhội. - Mỗi người cần phải rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi. Phê phán những bạn trẻcó thái độ sống ỷ lại, thụ động, nhút nhát, yếu đuối. - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. 2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp đặc sắc của sông Hương ở thượng nguồn và khi chảy qua thành phố Huế. Từ đó nhậnxét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kếthợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòngsông và vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương qua hai đoạn văn. * Phân tích hai đoạn văn - Sông Hương ở thượng nguồn: + Sông Hương là một bản trường ca của rừng già mang vẻ đẹp hùng vĩ với sức sống mãnhliệt, sự hoang dã đầy ấn tượng. + Sông Hương mang một vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng, giàu sức quyến rũ và bí ẩn. + Sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc với những động từ, tính từ giàu sức biểu đạt đã tạo nên âmhưởng mạnh mẽ hùng tráng của con sông trong mối quan hệ với rừng già. - Sông Hương khi về đến thành phố Huế: + Sự thay đổi trong cảm xúc của dòng sông khi đã tìm được đúng đường về. + Sông Hương mang dáng điệu mềm mại trữ tình, tính cách dịu dàng, kín đáo của người congái Huế. + Sông Hương mang điệu chảy lững lờ, bởi tình cảm dành riêng cho Huế quá sâu đậm. + Sông Hương gắn liền với văn hóa Huế, mang vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, trí tuệ và giàu tínhnghệ thuật. * So sánh hai đoạn văn và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Giống nhau: hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp của sông Hương, đặc biệt đều chú ý khắc họavẻ đẹp nữ tính của dòng sông. - Khác nhau: + Ở thượng nguồn: khám phá phần đời bí mật, hoang dại + Ở thành phố Huế: khám phá vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. - Nhận xét về nghệ thuật miêu tả: + Lựa chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương. + Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. + Khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. + Vốn hiểu biết sâu rộng cùng với sự say mê vẻ đẹp sông Hương của Hoàng Phủ NgọcTường. * Đánh giá, khái quát lại vấn đề - Khẳng đinh vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Hương, dòng sông hoang dã vừa trữ tình. - Khẳng định sự độc đáo, tài hoa trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.