(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài

viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Người lái đò Sông Đà

- Dạng bài: so sánh, phân tích, chứng minh

- Yêu cầu: Phân tích những vẻ đẹp trữ tình được khắc hoạ trong hai tuỳ bút, từ đó chỉ ra nét tương đồng

và khác biệt trong việc khắc hoạ hình tượng.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG

Khái quát vài

- Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà:

nét về tác giả -

+ Nguyễn Tuân là một trong chín tác giả lớn của văn học nước nhà.

tác phẩm

Chữ “ngông” chính là từ dùng khi người ta nhắc về phong cách nghệ

thuật Nguyễn Tuân. Cái ngông trong nghệ thuật thể hiện ở sự tài hoa

và uyên bác trong trang văn, trong cách sử dụng Tiếng Việt, mới, lạ,

không giống ai trong hệ thống đề tài... Mỗi một nhà văn vẽ lại thế

0,5 điểm

giới theo cách riêng của mình, Nguyên Tuân là nhà văn tô điểm cho

thế giới bằng cái đẹp. Đối với Nguyễn Tuân, văn phải đẹp, phải trau

chuốt. Cả một đời người nghệ sĩ ấy say mê và truy tìm cái đẹp, cái

thật, làm phát lộ nó dưới ngòi bút tài hoa của mình.

+ Người lái đò sông Đà là một tùy bút xuất sắc được in trong tập

Sông Đà 1960, đó là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất

hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã

thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên

nhiên, miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ “vàng mười” đã qua thử lửa

trong vẻ đẹp của con người miền Tây Bắc.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đa đặt tên cho dòng sông?:

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc

với quê hương. Ông là nhà văn có sở trường về bút kí, tuỳ bút. Như

nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ca ngợi: Ký của Hoàng Phủ Ngọc

Tường có rất nhiều ánh lửa.

+ Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được Hoàng Phủ Ngọc Tường

viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh

đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút kí

cùng tên năm 1986.

Như vậy, có thể thấy được rằng, hai hình tượng chính đều được vẽ

bằng những ngòi bút hết mực tài hoa và bằng cả niềm yêu mến dâng

đầy.

Giải thích

- Chất trữ tình trong thơ văn là những cảm xúc, rung động của nhà

thơ, nhà văn trước cái đẹp. Bởi vậy, vẻ đẹp trữ tình phải là một vẻ

đẹp nên thơ, lãng mạn. Một vẻ đẹp làm xao xuyến lòng người, vẻ đẹp

ấy khiến người chứng kiến ngân lên những rung động, xúc cảm diết

da. Bằng tình yêu và niềm ngưỡng mộ, cả Nguyễn Tuân và Hoàng

Phủ Ngọc Tường đã làm bật lên được vẻ đẹp trữ tình của hai dòng

sông, “hai kỳ quan” tuyệt đẹp của đất nước.

- Vẻ đẹp trữ tình - một trong những yếu tố làm nên dấu ấn của hình

tượng sông Đà và sông Hương.

TRỌNG

Điểm tương

Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân

TÂM

vật trữ tình có tính cách, đặc biệt hơn là nổi bật qua vẻ đẹp. Cả hai

đồng

con sông đều được ví như những người con gái trẻ trung mang trong

mình những vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi “Con Sông Đà tuôn dài

tuôn dài như một áng tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong

mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”. Với dòng

sông Hương, ta cảm nhận thấy dòng sông mang trong mình nó nét

dẹp dịu dàng, đằm thắm, như người con gái xứ Huế kín đáo, e lệ, tinh

tế vô cùng.

Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp, dáng

3,5 điểm

vẻ phong phú, đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian, với

điểm nhìn khác nhau.

+ Dòng sông Đà được nhìn ngắm qua những góc nhìn rất độc đáo,

góc nhìn từ trên cao, góc nhìn của một người thân quen lâu ngày

không găp... Về thời gian, sông Đà được nhà văn chiêm ngưỡng ở cả

bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông - mỗi mùa lại đem đến cho tác giả

những xúc cảm, ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn đưa đến cho

người đọc một cái nhìn đa dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông

yêu thương.

+ Với dòng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện

thành công vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Nhà văn đã

ghi lại được vẻ đẹp phong phú của sông Hương trong cuộc hành trình

từ thượng nguồn đến xuôi về bể của nó. Và như vậy dường như vẫn

chưa đủ, ông còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn

về sông Hương qua vẻ đẹp trong lịch sử, cuộc đời và thi ca. Có thể

nói, cả hai nhà văn đã tái hiện thật độc đáo và đa dạng vẻ đẹp của

dòng sông gắn bó tha thiết với mình qua nhiều phương diện khác

nhau.

Để độc giả được chiêm ngưỡng những hình tượng độc đáo, những vẻ

đẹp khó phai mờ đó, tất yếu đều phải nhờ đến ngòi bút tài năng lẩy

ra. Có thể nói rằng, những con sông đã được phơi “dáng ngọc" nhờ

cái thần của hai cây bút. Hai dòng sông không chỉ thuần tả qua dáng

hình, mà được tập trung làm nổi bật trên phương diện văn hóa, thẩm

mĩ.

Những nét đẹp,

- Vẻ đẹp của sông Đà: Sông Đà là nơi hội tụ hai nét tiêu biểu, đặc

những dấu ấn

trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại

riêng

vừa trữ tình, thơ mộng. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây

số, ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức,

vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ

mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô

thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ "đỏng đảnh "

để trở về với vẻ đẹp dịu

dàng lãng mạn của mình. Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông

Đà bằng hai từ "gợi cảm”. Và quả thực, vẻ đẹp thơ mộng của dòng

sông khiến cho người ngoạn cảnh gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm

ấm”, gợi biết bao thi vị. Trong vẻ đẹp của Sông Đà, họ phát hiện ra

nó đẹp như một bức tranh đường thi vẽ cảnh “Yêu hoa tam nguyệt há

Dương Châu” của Lý Bạch, vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cổ

Đường thi, vừa lắng đọng về một thời Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng

cảm giác về sự sống đâm chồi nảy lộc.

- Vẻ đẹp của sông Hương: Còn Sông Hương là dòng sông của âm

nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc

sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế. Sông Hương chính

là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa - văn

hóa Huế. Dòng sông Hương, trước hết được hiện lên trong nét đẹp,

trong sự gắn bó cùng lịch sử, như chứng nhân từ quá khứ cho đến tận

bây giờ. Từ dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi;

nhẹ nhàng soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng

Nguyễn Huệ, hoà mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa

thế kỉ XIX hay là chứng nhân cho bão táp cách mạng tháng Tám,

cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968. Thứ nhì, Sông Hương - con

sông của thi ca và nhạc họa. Vẻ đẹp sông Hương ẩn trong chiều sâu

linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật

phong phú của một nền văn hoá cố đô, mà dòng chảy của nó khảm

bao tinh hoa văn hóa dân tộc suốt từ ngàn đời. Sau cùng, sông Hương

được nhìn nhận trong cuộc sống đời thường. Nhìn ở lăng kính này,

sông Hương nhẹ nhàng như vẻ đẹp người con gái xứ Huế hay e lệ,

dịu dàng và mộng mơ.

LÝ GIẢI

Lý giải sự khác

Đặc điểm của hai con sông ngoài đời thực rất khác nhau: sông Đà

biệt

nước xiết bởi độ dốc cao, lại có một đoạn cua ngược từ Đông Nam

lên Tây Bắc nên gợi vẻ đẹp trữ tình nhưng vẫn hùng vĩ, có cái vẻ

mặn mà, đằm thắm, diễn tả vẻ trù phú, yên ả ven sông. Sông Hương

chảy qua kinh đô, xuôi một chiều và dòng chảy rất chậm nên có một

vẻ đẹp e lệ, dịu dàng đài các và đặc biệt đậm chất văn chương, nghệ

thuật.

- Sự khác biệt của hai phong cách văn: Nguyễn Tuân với lối viết sáng

tạo và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thường đưa vào văn tri

thức với lối viết hàm súc.