- GIỚI THIỆU TRUYỆN KIỀU- TRÍCH DẪN NHẬN ĐỊNHB. THÂN BÀI

2. Vẻ đẹp của Kiều a. Vẻ đẹp nhan sắc.- Nghệ thuật đòn bẩy: tả em trước tả chị sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nhàthơ dành 4 câu thơ để miêu tả Vân, dành 12 câu thơ để miêu tả Kiều.- Khác với Vân được tả chi tiết, tả Kiều, tác giả chỉ tả khái quát. Vẫn dùng những hìnhtượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu nhưng khi vẽ Thúy Kiều, nhà thơthiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giảtập trung miêu tả đôi mắt để thể hiện sự “sắc sảo” của trí tuệ, sự “mặn mà” của tâm hồn. Tiểu đối và nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” gợimột vẻ đẹp hoàn mỹ lý tưởng, vượt lên trên tất cả các vẻ đẹp khác của cuộc đời, vượt xakhỏi khuôn khổ cho phép, khiến tạo hóa phải hờn ghen, đố kỵ. Điển tích “nghiêng nướcnghiêng thành” tiếp tục ngợi ca sức hấp dẫn cuốn hút làm say đắm lòng người của nhansắc ấy.- Cách miêu tả của tác giả dự báo một số phận sóng gió đang chờ Kiều theo quan niệmcủa nhà Phật: “hồng nhan bạc mệnh” b. Vẻ đẹp trí tuệ- Khác với Vân, nhà thơ dành nhiều câu thơ để tả về tài năng của Kiều. Tài của Kiều đạtđến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến gồm cả cầm, kỳ, thi, họa mà tàinào cũng ở mức tuyệt đỉnh… Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường đặc biệt “nghềriêng”, vượt lên trên mọi người “ăn đứt”. Cực tả cái tài cũng là để ngợi ca cái tâm củanàng. Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của trái tim đasầu, đa cảm.c. Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của sắc-tài-tình-mệnh phi thường. Với cảm hứngngợi ca, nhà thơ lý tưởng hóa vẻ đẹp của nhân vật để tạo ra bức chân dung về một giainhân tuyệt thế hoàn hảo cả tài và sắc nhưng sẵn mang một số phận đầy bão tố. Bức chândung Thúy Kiều vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc.III. Đánh giá- Nghệ thuật: Tác giả sử dụng linh hoạt tài tình bút pháp ước lệ của văn học trung đại màvẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của từng nhân vật... Cách miêu tả linh hoạt: khitả chi tiết, lúc tả chấm phá; cách sử dụng linh hoạt từ ngữ Hán Việt (qua các hình ảnh ướclệ cao quý) kết hợp với từ ngữ thuần Việt gợi tả tính chất; qua thủ pháp so sánh, ẩn dụ...;nghệ thuật đòn bẩy...- Từ nghệ thuật miêu tả thiên tài của Nguyễn Du, hiện lên hai bức chân dung mang tínhcách và số phận. Qua việc tả tài sắc của chị em Kiều, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều vớinhan sắc, tài hoa, phẩm cách phong phú toàn vẹn, nhà thơ Nguyễn Du đã thể hiện thái độtrân trọng với con người, nhất là người phụ nữ. Ở đây, nghệ thuật lý tưởng hóa hoàn toànphù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người (Với HSG nên có sự so sánh đểlàm nổi bật tư tưởng nhân đạo mới mẻ, tiến bộ của của Nguyễn Du...) - Đoạn thơ thể hiện những quan điểm triết học đương thời và cảm hứng nhân văn sâu sắccủa tác giả Nguyễn Du.C. Kết luận- Khẳng định lại nhận định- Liên hệ?