TRONG KHÔNG GIAN VỚI HỆ TỌA ĐỘ OXYZ CHO ĐIỂM M(3; -4; 0) VÀ MẶT CẦU(S...

Câu 10: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm M(3; -4; 0) và mặt cầu

(S) có phương trình ( x 1)

2

( y 2)

2

( z 3)

2

25 . Viết phương trình tham số của

đường thẳng d đi qua M nằm trong mặt phẳng Oxy và cắt (S) theo một dây cung

dài nhất.

x t

3

3 2

  

  

  

  

B.

y t

4

D.

A.

C.

  

z

0

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. Tiến hành thử nghiệm

- Tiến hành dạy 3 tiết tự chọn: 27, 28, 29.

- Để tiến hành thực nghiệm đạt kết quả tôi đã chọn 1 lớp thực nghiệm và một

lớp đối chứng, tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

Học lực hiện tại của học sinh hai lớp

Điều kiện cơ sở vật chất là như nhau

Sĩ số của hai lớp

Trình độ giảng dạy của giáo viên

Cụ thể khi tiến hành thử nghiệm tôi đã chọn lớp 12A1 có sĩ số 42 dạy thực

nghiệm và lớp 12A2 có sĩ số là 41 không thực nghiệm làm lớp đối chứng. Việc

lựa chọn hai lớp trên là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đặt ra, hai giáo viên đã có

kinh nghiệm giảng dạy.

Để đánh giá, nhận xét kết quả một cách khách quan. Trong quá trình thử

nghiệm, đối chứng tôi đã mời đồng chí tổ trưởng, các đồng chí giáo viên trong

tổ Toán - Tin cùng các đồng chí bộ môn khác quan tâm đến dự giờ nhằm mục

đích đánh giá, nhận xét và so sánh các giờ dạy.

- Trong đợt thử nghiệm, tôi đã tiến hành thu thập kết quả của học sinh hai lớp

thử nghiệm và đối chứng trước khi tiến hành giảng dạy thử nghiệm.

- Sau khi dạy thử nghiệm kết thúc, chúng tôi ra đề kiểm tra chung để kiểm tra

kết quả học tập của các em học sinh trong hai lớp nhằm mục đích: Xác định

trình độ tiếp nhận kiến thức của các em sau khi được thử nghiệm, so sánh kết

quả của hai lớp đối chứng và thử nghiệm.

Bảng 1: Kết quả của bài kiểm tra trước thử nghiệm của hai lớp thực

nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC)

lượng lượng lượng lượng

12A1(TN) 15 36% 14 33% 11 26% 2 5%

12A2(ĐC) 6 15% 25 61% 5 12% 5 12%

Bảng 2: Kết quả của bài kiểm tra sau thử nghiệm của học sinh ở hai lớp thực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Kết quả

số

Lớp

lượng %

lượng % số

12A1(TN) 20 48% 18 43% 4 9% 0 0%

12A2(ĐC) 7 17% 26 63% 4 10% 4 10%

II. Kết luận chung về thử nghiệm

1. Hiệu quả của thử nghiệm

Căn cứ vào kết quả kiểm tra trước và sau thử nghiệm của cả hai lớp chúng

tôi có các nhận xét sau:

Sau thử nghiệm kết quả của cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng đều có sự

thay đổi. Bài làm của lớp thử nghiệm phần trăm giỏi tăng lên 13%, tỉ lệ học sinh

yếu đã giảm đi 7% không còn học sinh yếu nữa, số lượng học sinh trung bình và

khá là không thay đổi.

Kết quả của lớp đối chứng sau thử nghiệm thì tỉ lệ học sinh giỏi tăng lên 1

em chiếm 2% tỉ lệ học sinh khá tăng lên 2% còn số lượng học sinh trung bình,

yếu thì giảm 2%.

Qua kết quả này cho thấy nội dung bài học là không dễ nên học sinh của

lớp đối chứng đã có tỉ lệ học sinh giỏi thấp hơn. Còn ở lớp thử nghiệm không

còn điểm yếu nghĩa là toàn bộ học sinh đã hiểu bài tốt. Tỉ lệ học sinh giỏi tăng

chứng tỏ dạy học theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực giải toán đã phát

huy được năng lực tư duy sáng tạo, khả năng linh hoạt của học sinh. Học sinh

phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình, học sinh học tập tự tin hơn, mạnh dạn

hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn.

Tóm lại việc dạy học Rèn luyện kỹ năng viết phương trình mặt phẳng,

đường thẳng trong không gian Oxyz thảo mãn điều kiện cực trị hình học cho học

sinh lớp 12 THPT bằng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh là hoàn toàn có khả

năng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh hoc tập một cách chủ

động, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức, tự xây dựng tri thức cho bản thân, phát

huy được năng lực tạo được niềm tin, sự hứng thú trong quá trình học toán.

2. Hạn chế của thử nghiệm.

- Do thời gian tiến hành thử nghiệm không dài nên không thể khẳng định

được hiệu quả một cách chính xác hoàn toàn.

- Việc thử nghiệm không được thí điểm với quy mô lớn, chỉ thực hiện trên

một lớp nên các tỉ lệ trên không thể khẳng định là chính xác. Do vậy không thể

lấy đó làm số liệu để khẳng định tính hiệu quả của việc dạy học Rèn luyện kỹ

năng giải toán cho học sinh lớp 12 thông qua các bài toán Hình học giải tích

trong không gian Oxyz có yếu tố cực trị bằng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh.

3. Khả năng vận dụng dạy học Rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh lớp

12 thông qua các bài toán viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng trong

không gian Oxyz có yếu tố cực trị bằng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh

Từ việc dạy thử, phân tích các số liệu thử nghiệm, đánh giá kết quả của

thử nghiệm, bước đầu có thể khẳng định việc dạy học Rèn luyện kỹ năng giải

toán cho học sinh lớp 12 thông qua các bài toán viết phương trình mặt phẳng,

đường thẳng trong không gian Oxyz có yếu tố cực trị bằng câu hỏi trắc nghiệm

cho học sinh là góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

III. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình thực hiện đề tài, SKKN đã thu được kết quả sau:

- Tìm hiểu một số quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh

giá và phương pháp ra đề thi trắc nghiệm khách quan.

- SKKN đã xây dựng được các dạng toán tổng quát và bài tập trắc nghiệm trong

dạy học trong không gian Oxyz có yếu tố cực trị.

Trong quá trình hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong nhóm Toán. Do thời gian còn

hạn chế nên chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm này còn nhiều thiếu sót. Rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và của bạn đọc để sáng kiến kinh

nghiệm được hoàn thiện hơn.

Tôi x in chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2019

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KH

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

CẤP CƠ SỞ

mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

Nguyễn Bình Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Gia Đức (Chủ biên), Bùi Huy Ngọc, Phạm Đức Quang (2007), Giáo

trình phương pháp dạy học các nội dung môn toán, NXB ĐHSP

2. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)-Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên)-Khu Quốc Anh-

Trần Đức Huyên (2008), Hình học 12, Nxb Giáo dục.

3. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)-Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên)-Khu Quốc Anh-

Trần Đức Huyên (2008), Hình học 12-Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.

4. Tạp chí toán học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục Việt Nam

5. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên)-Khu Quốc Anh-Trần Đức Huyên (2008), Bài

tập hình học 12, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Bá Kim (2009), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư

phạm.

7. Đào Tam, Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông,

NXB ĐHSP.

8. Các đề thi Minh họa, thử nghiệm, tham khảo, chính thức môn Toán từ năm

2017 đến 2019.

9. Các đề thi, đề thi thử, tài liệu được khai thác trên một số trang Website như:

hocmai.vn, moon.vn, k2pi.net.vn, dethi.violet.vn,...