(6,0 ĐIỂM).GỢI Ý ĐÁP ÁN

2. HS nêu cảm nhận về đoạn trích:

a. Nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng đan xen, phức tạp của bà và vút lên hơn cả

là tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ nghèo.

- Bà vừa hiểu ra, vỡ lẽ ra con mình “nhặt” được vợ, vừa ai oán xót xa, bà “cúi đầu nín

lặng”.

- Bà liên tưởng đến bao cơ sự “xót thương” cho số kiếp của đứa con mình.

- Bà cụ Tứ nghĩ đến gia cảnh mà thêm buồn ủi. Tiếng than, tiếng thở dài như tràn qua

dòng nước mắt. Thương con, thương cho số phận mình, những tháng năm dài dằng

dặc với bao chuyện buồn.

Bà thương mình trải qua một cuộc đời đầy cay đắng: “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả

chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt

sau này. Còn mình thì...”. Nạn đói đang đe dọa. Bà phấp phỏng lo âu: “Chúng nó có

nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không!".

- Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của bà

giữa lúc đói kém này liệu có nuôi nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao... Bà chấp nhận

cái “hạnh phúc” oái oăm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: “Có gặp

bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ

được..”.

Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau để

cùng vượt qua cơn khốn khó. Đó là nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu

đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình.

- Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin, bà nói những câu động viên

an ủi chân tình như: “ai giàu ba họ ai khó ba đời”; “có ra thì con cái chúng mày về

sau”…

- Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng

tủi buồn, xót xa. Một đời người trải qua nhiêu đau khổ, mất mát, cay đắng, bà lấy làm

xót xa, thấy mình làm mẹ mà không tròn bổn phận với con.

- Bà vui sướng nhận nàng dâu mới, với những cử chỉ bà rất dịu dàng, âu yếm như “bà

khẽ dặng hắng một tiếng”, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: “Ừ! Thôi thì các con đã

phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Bà nhìn nàng dâu mà lòng đầy

thương cảm.

Rồi bà gọi người đàn bà xa lạ là “con" rồi xưng một cách thân tình, ruột thịt; quan tâm

tới thị “ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”; rồi “nhìn người đàn bà đầy thương xót”....

Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của người mẹ thể hiện trong những cử

chỉ và lời nói giản dị mộc mạc ấy…

Vượt qua mọi tục lệ, bà vui mừng từ nay con trai bà đã có vợ. Bà sung sướng về hạnh

phúc của con. Mừng mừng tủi tủi, nước mắt chảy ra ròng ròng. Bà cụ Tứ khóc vì

mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn

này. Thương dâu, thương con, tủi phận mình - bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong

lòng.

=> Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả những biến thái trong tâm hồn bà cụ Tứ. Cảnh mẹ

chồng đón nàng dâu mới, đơn sơ nghèo nàn mà cảm động. Tâm trạng người mẹ già

lúc thì ngạc nhiên lo lắng, lúc thì vui buồn lẫn lộn. Mặc cảm về phận nghèo, nhưng

lòng bà vẫn ít nhiều hi vọng về cuộc đời của con và hơn hét là tình thương với người

con dâu. Mẫu tử tình thâm! Lòng mẹ già đối với con trai và nàng dâu thật là mênh

mông.

b. Nghệ thuật: đoạn văn khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - với những diễn biến

tâm trạng phức tạp của người mẹ nghèo thương con…