TÁC PHẨM A) XUẤT XỨ

2. Tác phẩm a) Xuất xứ: Bài thơ “Từ ấy” thuộc phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”(1938).b) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1938, Tố Hữu viết “Từ ấy” -> kỉ niệm đáng nhớ: ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNa/ Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng- “Từ ấy”: Thời gian có ý nghĩa quan trọng : được giác ngộ vào Đảng.- Hình ảnh: “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí” + Ẩn dụ “nắng hạ”: là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ .→ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng → niềm vui sướng của nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản.+ Ẩn dụ “Mặt trời chân lí” :• Mặt trời thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho muôn loài.• Chân lí của Đảng, của Cách mạng: nguồn sáng kì diệu mở ra trong tâm hồn nhà thơ chân trời mới về tư tưởng, nhận thức, tình cảm.- Sử dụng các động từ mạnh:+ “Bừng” : Ánh sáng phát ra đột ngột.+ “Chói”: Ánh sáng có sức xuyên mạnh.→ Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ.- “Hồn tôi” – “vườn hoa lá”: so sánh- “Đậm hương” – “rộn tiếng chim”→ Tâm hồn: căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, toả hương ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu.=> Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.b/ Những nhận thức mới về lẽ sống.- Lẽ sống mới được thể hiện qua những từ ngữ:- “Tôi” – “mọi người”: + “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi người → Tự nguyện, muốn sống chan hòa với mọi người.→ Thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào “cái ta”.+ “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn ra với đời+ “Trăm nơi” (Hoán dụ): chỉ mọi người sống ở khắp nơi.- Điệp từ “để”, “với” -> nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở.- “Hồn tôi” – “hồn khổ” -> tình cảm giai cấp-> quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ.+ “Khối đời” (Ẩn dụ): chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng. => Lẽ sống mới là “cái tôi” hòa vào “cái ta”, mối quan hệ hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân - cộng đồng. c/ Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.- Điệp từ “là”- Số từ ước lệ “vạn” lặp lại.(đông đảo)- Từ xưng hô: “con”, “anh”, “em”-> Khẳng định mình là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình quần chúng lao khổ.- Tác giả đặc biệt quan tâm “những kiếp phôi pha”, “Em nhỏ không áo cơm”-> Đồng cảm, xót thương, xúc động chân thành, căm phẫn trước bao cảnh bất công ngang trái của cuộc đời cũ -> Tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã chọn-> Hăng say hoạt động cách mạng.=>Tình cảm cá nhân chan hòa vào tình cảm rộng lớn của vạn vạn người.