PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH A

3. Phân tích, chứng minh

a. Mị là người phụ nữ lao động miền núi rất đáng thương:

- Vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ, Mị buộc phải trở thành con dâu gạt nợ cho

nhà thống lí, sống kiếp đời nô lệ - không bằng con trâu, con ngựa:

+ Mị bị tước đoạt tự do, tước đoạt tình yêu, hạnh phúc.

+ Mị bị bóc lột đến tận cùng về sức lao động, đẩy vào thói quen nô lệ - ở lâu trong

cái khổ, Mị quen khổ rồi.

+ Mị bị chà đạp về thể xác:

+ Mị bị giam hãm về tinh thần.

- Dưới sự áp chế của cường quyền, thần quyền, Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời,

rơi vào kiếp sống câm lặng, vô cảm – lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa; lúc nào

cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…

b. Mị là người phụ nữ lao động miền núi rất đáng khâm phục

- Mị có sự phản kháng mãnh liệt khi biết mình phải làm con dâu gạt nợ cho nhà

thống lí: từ chối cuộc hôn nhân, làm nương để trả nợ; bị bắt về làm dâu, hàng tháng

trời đêm nào Mị cũng khóc; Mị có ý định ăn lá ngón để tự tử…

- Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát tình yêu, hạnh phúc: Trong đêm tình mùa

xuân, dưới tác động của rượu, của tiếng sáo, Mị thức dậy lòng yêu đời, yêu sống– Mị

thấy mình còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

- Mị có sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do và sự công bằng: Trong đêm đông cởi

trói cho A Phủ, khi chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ, Mị thương mình, thương

người, phẫn nộ trước áp bức, bất công – chúng nó thật độc ác/ người kia việc gì mà

2

phải chết… Điều đó thôi thúc Mị vượt lên trên cả nỗi sợ hãi cường quyền để cắt dây

trói cho A Phủ. Khi nhìn thấy A Phủ vùng chạy, niềm khao khát sống đã thôi thúc Mị

“cắt” nốt sợi dây trói của thần quyền và tự giải phóng cho chính mình: Mị đứng lặng

trong bóng tối…/ A Phủ, cho tôi đi với, ở đây thì chết mất.