2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành vào quản lý, hạch toán và xây dựng kế
hoạch giá thành cũng như yêu cầu của việc xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành
được xem xét dưới nhiều góc độ và phạm vi tính toán khác nhau.
Nếu xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm thì
giá thành sản phẩm có thể được chia thành ba loại :
- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh
doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí
của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện
hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn
thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình
sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản
ánh tất cả những chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh
toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành tiêu thụ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng
Bạn đang xem 2. - Luận văn tốt nghiệp “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm”