CÓ BAO NHIÊU ĐẶC ĐIỂM SAU ĐÂY CHO THẤY CHUỘT HETEROCEPHALUS GLABER TH...

11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp.

Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa kết

thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn bị cây giống,

hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng

rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng

rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.

Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn các

địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, chất đất, cũng như nhu

cầu sử dụng của mỗi địa phương.

Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch,

muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tống

quá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng,

tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp

nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao…

Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh

nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật.

(Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn/)