BÀI 43 CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂMI.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

3- Đọc trang 7 (Khí Hậu)

-Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa

a- Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau:

+ Các miền khí hậu gồm : Khí hậu phía Bắc , miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía

Nam . Dùng kiến thức đã học, HS có thể hiểu được đặc điểm 3 miền khí hậu trên lần lượt là : có mùa

đông lạnh ,mưa nhiều vào mùa nóng; mưa tập trung vào thu đông; mang tính cận xích đạo nóng quanh

năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt,

TPHCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí hậu trên.

+HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là

hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp gió Đông chỉ qua lục địa và trường hợp qua biển), hướng

dẫn học sinh nhận xét gió Tây khô nóng .

+ HS biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong

đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 đến 1-7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa

của Bắc Trung bộ.

b- Ở hình nhiệt độ phán ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam

( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).

+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam

bộ.

+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền

Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm.

c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4(

mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều).

+ Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế, Qủang Nam, Hà Giang. Giải

thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão.

+ Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Giải

thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn. (lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa

Hạ, gió mùa mùa Đông với dòng biển nóng và lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi tên dầy, mỏng

khác nhau)

+ Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam,

Kiên Giang, Cà Mau.Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè.

4 – Đọc trang 8 (đất, thực vật và động vật)

Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật và hình phân khu địa lý động vật .

a. Ở hình đất và thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc một số loại đất chính ở mỗi vùng

kinh tế.

Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu xanh lá), đất phèn (chiếm tỉ

lệ lớn nhất), và đất mặn chủ yếu ở ven biển.

Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit-trên đá badan và trên các loại đá khác …riêng thực vật ta

có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa hình.

b. Ở hình phân khu địa lý động vật :

_ Gồm 6 khu vực , mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS xem ghi chú bên dưới để mô tả

các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực .

Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi; khu Nam Trung Bộ gồm chủ

yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn rừng…