VIẾT CHO CON TỪ VÙNG LŨ MIỀN TRUNG (BÀI VIẾT NÀY ĐÃ ĐĂNG TRÊN VNEXP...

3. VIẾT CHO CON TỪ VÙNG LŨ MIỀN TRUNG

(Bài viết này đã đăng trên VnExpress.net ngày 25/10/2010. Xem tại: https://traloihay.net. Bài này

thầy Phạm Hữu Cường viết cho con gái, nhưng có thể coi như tài liệu tham khảo bổ ích cho đề

văn sau: Suy nghĩ của anh chị về tình hình lũ lụt ở miền Trung đầu tháng 10 vừa qua?)

Gửi Khánh Chi của ba và các Con trong Hội Nghé tháng Mười

Dù đã lội bộ hàng trăm mét trên nhiều đoạn đƣờng ngập đến ngang bụng ở Hà nội năm 2008, đã khổ sở

vì triều cƣờng và mƣa lớn ở Sài gòn, đã trải qua lũ quét ở Hà giang…nhƣng chƣa bao giờ ba chứng kiến

một thảm cảnh kinh hoàng nhƣ lũ lụt vừa gây ra ở 3 tỉnh miền Trung, Con ạ. Giữa một vùng mênh mông

nƣớc lũ, chỉ còn những nóc nhà, những ngọn cây và những đỉnh cột điện cao nhất là có thể nhô lên. Đối

diện trƣớc cảnh mƣa lũ hủy hoại bao nhiêu công sức và tài sản, cƣớp đi hơn trăm mạng ngƣời, cuốn trôi xe

khách và nhiều gia súc, nhấn chìm những mái ấm gia đình…ngay cả những ngƣời điềm tĩnh và cứng rắn

nhất cũng không thể không thƣơng cảm, đau đớn, xót xa. Khi Con là công dân trong một cộng đồng dân

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11-

tộc, là ngƣời con của một đất nƣớc, Con không bao giờ đƣợc phép thờ ơ trƣớc số phận của đất nƣớc, của

nhân dân, càng không đƣợc phép lãnh đạm, dửng dƣng trƣớc nỗi khổ của đồng bào.

Con có thể hiểu đƣợc nỗi nghẹn ngào của Ba khi chứng kiến những gƣơng mặt đàn ông hốc hác tuyệt

vọng nhìn dòng nƣớc lũ cƣớp đi tất cả những gì yêu quý nhất mà cả đời mình đã gây dựng chắt chiu, những

ngƣời phụ nữ phải dỡ ngói ngồi trên mái nhà mong tìm một cơ hội sống, những ngƣời già và những trẻ thơ

run cầm cập vì lạnh và tím tái đi vì đói…Ba cũng không cầm nổi nƣớc mắt khi nhiều đứa trẻ Hà Tĩnh,

Quảng Bình thổn thức thốt lên: “Cháu chỉ mong có cơm ăn”. Con ơi, từ ngàn đời nay, những ngƣời dân

miền Trung trên dải đất hình tia chớp này bao giờ cũng là những ngƣời phải chịu đựng nhiều vất vả, thiếu

thốn, gian nan và thua thiệt nhất.

Tận mắt chứng kiến cảnh mƣa tiếp mƣa, lũ chồng lũ ở miền Trung, ba mới thấm thía lời chiêm nghiệm

“Nhất thủy nhì hỏa”, “Thủy hỏa đạo tặc” của cha ông. Chẳng hiểu từ đâu mà nƣớc lũ ập về nhanh, nhiều

và bất ngờ đến thế. Có nơi chỉ từ 10h đêm đến 2h sáng, nƣớc đã dâng cao 4 mét, có nơi nƣớc ngập sâu 7

mét…Con ơi, không có nƣớc, sự sống không thể tồn tại, nƣớc là nguồn sống nhƣng nƣớc cũng có thể trở

thành kẻ thù hủy diệt sự sống của chúng ta. Con thấy không, con ngƣời có thể chinh phục đƣợc nhiều hiện

tƣợng thiên nhiên, nhƣng vẫn chƣa thể làm chủ đƣợc thiên nhiên, và trƣớc những cơn thịnh nộ của thiên

nhiên, con ngƣời vẫn chẳng là gì cả. Cuộc chiến đấu của những chàng Sơn Tinh với Thủy Tinh, cuộc đọ

sức giữa con ngƣời với thiên nhiên…không phải là chuyện của một thời đã qua, mà còn là chuyện của

nhiều đời sau nữa.

Nhƣng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên cũng đâu phải là không có nguyên do! "Thiệt hại nặng nề ở

miền Trung một mặt do mưa lớn, một mặt do các công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy

tự nhiên, chậm thoát ra biển", ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên bí thƣ tỉnh ủy

Hà Tĩnh đã từng bày tỏ. Để làm ra của cải, để sống và tồn tại, chúng ta đã làm nhiều việc khiến thiên nhiên

nổi giận, đã phá hủy nhiều quy luật cân bằng vững chãi của thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là bầu bạn, là môi

trƣờng sống của con ngƣời, nhƣng con ngƣời – với những việc làm thiếu suy nghĩ, không thận trọng, không

tỉnh táo – đã biến thiên nhiên thành kẻ thù của chính mình Con ạ. Ba chƣa bao giờ tham gia phá rừng, cũng

không phải là kẻ tiếp tay cho nạn phá rừng, nhƣng ba vẫn thấy mình có lỗi trƣớc những đau khổ mà đồng

bào miền Trung phải oằn mình gánh chịu, bởi vì ba đã thờ ơ, hoặc buông xuôi bất lực khi không làm sao

ngăn đƣợc nạn phá rừng.

Giữa mênh mang nƣớc lũ miền Trung, ba càng hiểu thêm cái tảo tần tháo vát của những ngƣời dân vô

danh, bình dị, vốn bao đời sống trên cát trắng với cái nắng cháy thịt cháy da. Sự tháo vát và bản năng ham

sống mãnh liệt sẽ giúp ngƣời ta vƣợt lên và thích nghi với cả những hoàn cảnh khắc nghiệt ngoài ý muốn.

Những thân cây chuối tƣởng chừng vứt đi bỗng trở thành bè vƣợt lũ. Con thấy không, trong một hoàn cảnh

nào đó, những gì rất đỗi nhỏ bé, bình dị cũng bỗng trở thành quý giá, thiêng liêng. “Một miếng khi đói bằng

một gói khi no”. Ở đây, một bánh lƣơng khô, nửa gói mì tôm, một ngụm nƣớc sạch, một tấm chăn đơn, một

chiếc áo chiếc quần sờn rách…đều trở thành báu vật, đều quý nhƣ vàng Con ạ.

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 12-

Ba cũng muốn truyền đến Con sự cảm phục và lòng biết ơn vô hạn đối với những chiến sĩ công an và

những anh bộ đội cụ Hồ đã xả thân cứu giúp đồng bào trong mƣa lũ. Họ chỉ là những ngƣời lính bình

thƣờng Con ạ, nhƣng họ biết sát cánh cùng nhân dân, biết yêu thƣơng, đùm bọc, chia sẻ với dân, nên họ trở

thành những anh hùng trong tình thƣơng mến của nhân dân. Và chính công sức lặng thầm của họ - trong lũ

bão, trong chiến tranh cũng nhƣ lúc hòa bình – đã làm nên cấp bậc, quân hàm của nhiều vị tƣớng…

Cảm động nhất là giữa cái đói, cái lạnh, cái thiếu thốn gian nan của bão lũ vẫn là cái ấm áp và sâu sắc

của tình ngƣời. Cùng với những nỗ lực của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, quân đội…mọi ngƣời dân Việt

nam và kiều bào ở nƣớc ngoài đều hƣớng về miền Trung, thiết tha chia sẻ và ủng hộ miền Trung bằng cả

vật chất lẫn tinh thần. Sự ủng hộ ấy dù lớn hay nhỏ, đều đầy ý nghĩa và ấm áp tình ngƣời. Ba cứ nghĩ, giá

nhƣ số tiền 80 nghìn tỉ mà Vinashin đã làm ăn thua lỗ đƣợc dùng để cứu trợ đồng bào miền Trung thì ý

nghĩa biết bao! Giữa mƣa lũ miền Trung, cái thắm thiết của triết lí dân gian “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”,

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”, cái thiêng liêng của hai chữ “đồng bào” càng thêm ngời sáng. Giữa

mênh mông nƣớc lũ, những ngƣời dân miền Trung nghèo khổ, chân tình vẫn quên mình cứu giúp nhau vƣợt

qua cơn hoạn nạn, vẫn đùm bọc yêu thƣơng gắn bó cùng nhau, vẫn chia sẻ cho nhau từng ngụm nƣớc sạch,

từng miếng lƣơng khô, từng mẩu mì tôm, vẫn nhƣờng nhau từng chiếc thuyền con, từng tấm ván gỗ, từng

chiếc bè chuối đơn sơ…Bài ca về tình yêu thƣơng và đức hi sinh quên mình của những ngƣời dân bình dị

miền Trung còn sâu sắc và cảm động hơn nhiều so với bản tình ca mà đôi tình nhân nƣớc Mĩ đã viết trong

phim “Titanic” Con ạ…

…Dù có viết bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng thể nói hết đƣợc tình yêu thƣơng, sự sẻ chia và niềm cảm

phục của ba, của Con, của toàn dân tộc đối với miền Trung. Nƣớc lũ rồi sẽ lui, những đau thƣơng mất mát

rồi cũng sẽ dần nguôi, nhƣng làm thế nào để cuộc sống của đồng bào miền Trung trở lại bình thƣờng, để

mỗi đứa trẻ nhƣ Con đều có cơm ăn áo mặc, đều đƣợc tới trƣờng, và nhất là để những thảm cảnh mà những

cơn thịnh nộ của thiên nhiên gây ra không còn tái diễn…vẫn là điều day dứt không nguôi của ba, của Con,

của mọi ngƣời dân trên đất Việt, phải không Con?

Ba của Con

Phạm Hữu Cƣờng

Nguồn: https://traloihay.net